Thứ Năm, 01/04/2021 09:00

Nhờ đâu nhóm cổ phiếu ngân hàng 'dậy sóng'?

Trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngân hàng được cho là dẫn dắt VN-Index trong đợt hồi phục gần đây. Nhiều thành viên trong nhóm “cổ phiếu vua” nhuộm sắc tím 5-6 phiên liên tục.

Trong giai đoạn gần đây, sau khi biến động giằng co, chỉ số VN-Index đang hướng đến test lại vùng đỉnh lịch sử. Dẫn dắt VN-Index trong đợt hồi phục này phải kể đến nhóm cổ phiếu họ Vin và nhóm ngân hàng. Trong nhiều ngày liền, nhóm cổ phiếu của ngành ngân hàng chiếm phần lớn trong Top 10 cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất trên thị trường. Đặc biệt dòng tiền tập trung khá nhiều ở các mã nhóm ngành này trong đó STB, SHB, SSB, VIB là nhận được sự quan tâm lớn nhất từ nhà đầu tư.

Trong nhóm “cổ phiếu vua”, đáng chú ý nhất là “tân binh” SSB khi tạo nên kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong nhóm ngân hàng trên sàn HOSE. Giá cổ phiếu này khoác sắc tím liên tục 6 phiên kể từ ngày niêm yết (24/3) và chốt phiên 31/03 với giá 28,150 đồng/cp, khối lượng giao dịch hơn 4 triệu đơn vị. Như vậy, giá cổ phiếu SSB đã tăng 67.5% so với giá tham chiếu chào sàn chỉ sau 6 ngày giao dịch.

Thống kê giao dịch cổ phiếu SSB kể từ khi niêm yết đến phiên 31/03/2021

Cổ phiếu SHB thì khiến giới đầu tư “tròn mắt” bởi diễn biến khớp lệnh lạ trong 4 phiên gần đây. Chẳng hạn phiên 31/03, lệnh khớp hơn 27.3 triệu cp đã kéo giá SHB giảm để tăng nhảy vọt lên 9.78%, lên mức 25,800 đồng/cp. Điều tương tự này ở SHB cũng đã liên tục diễn ra ở 3 phiên giao dịch liền trước đó. Kết quả là chỉ sau 4 phiên, SHB tăng xấp xỉ 45% với khối lượng giao dịch bình quân trên 60 triệu đơn vị/phiên.

Thống kê giao dịch cổ phiếu SHB trong các phiên 24- 31/03/2021
Nguồn: VietstockFinance

Cổ phiếu STB vẫn duy trì được đà tăng trong suốt 1 tuần qua với khối lượng giao dịch hàng chục triệu đơn vị trước khi bùng nổ thanh khoản vào phiến 30/03 với gần 100 triệu đơn vị được chuyển giao, ghi nhận mức thanh khoản khủng nhất kể từ khi lên sàn HOSE vào năm 2006.

Kết phiên chiều 31/03, giá cổ phiếu STB vẫn giữ sắc xanh với 21,450 đồng/cp (tăng 4.63% so với tham chiếu), khối lượng giao dịch gần 56.6 triệu đơn vị. Nếu so với đầu năm 2021, giá cổ phiếu STB đã tăng gần 27%.

Thống kê giao dịch cổ phiếu STB trong các phiên 24- 31/03/2021
Nguồn: VietstockFinance

Ngoài ra, còn có nhiều cổ phiếu ngân hàng khác cũng đã nổi sóng trong những phiên giao dịch gần đây, phải kể đến như LPB tăng 3 phiên với khối lượng giao dịch đột biến, TCBHDB đều có 5 phiên tăng liên tiếp,…

(*) Giá phiên 31/03 so với ngày đầu niêm yết 
Nguồn: VietstockFinance

Giá cổ phiếu ngân hàng không phản ánh đúng thực trạng hiện nay?

Dưới góc nhìn chuyên gia, TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế cho rằng ngành ngân hàng trong thời gian qua theo báo cáo hoạt động hiệu quả, sinh lời nhiều, cho nên giá cổ phiếu của các ngân hàng này tăng mạnh.

Dù vậy, trên báo cáo tài chính, các ngân hàng chưa chuyển nhóm nợ, chưa ghi nhận thêm nợ xấu do dịch Covid-19, họ chưa phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều, do đó làm cho kết quả có phần bị “thổi phồng” lên. Do đó, các nhà đầu tư cũng nên cẩn trọng một chút vì vấn đề nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng trong tương lai.

Bổ sung thêm, TS. Đinh Thế Hiển – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng cho rằng giá cổ phiếu ngân hàng lên quá cao không tương xứng với diễn biến nền kinh tế.

Về nguyên tắc, giá cổ phiếu ngân hàng sẽ phản ánh nền kinh tế sớm nhất. Khi nền kinh tế tăng trưởng thì cổ phiếu ngân hàng phải tăng giá trước nhóm cổ phiếu doanh nghiệp và ngược lại.

Tuy nhiên, hiện trạng thực tế có vẻ đang đi ngược lại lý thuyết. Nên nhớ từ năm 2020 cho đến quý 1/2021, Chính phủ đang có những gói hỗ trợ doanh nghiệp. Và thời điểm này, Bộ Công Thương vẫn đang nghiên cứu để có những gói cứu trợ, đưa lãi suất thấp hỗ trợ cho doanh nghiệp. Có nghĩa là Bộ Công thương nhận định doanh nhiệp vẫn đang gặp khó khăn,.

Ngân hàng với tư cách là một doanh nghiệp phải giữ cho các khách hàng của mình, duy trì hoạt động kinh doanh như chủ động giảm lãi suất, giãn thu hồi nợ để bảo đảm cho các doanh nghiệp có cơ hội hồi phục. Do đó, lợi nhuận bình quân của hệ thống ngân hàng suy giảm do ngân hàng phải chia sẻ khó khăn chung với nền kinh tế. Trong khi dịch Covid-19 bao giờ được kiểm soát hoàn toàn là câu hỏi chưa có lời đáp.

“Chỉ có một ngành có thể đi trước, đó là bất động sản công nghiệp, không phải chờ doanh nghiệp cho thuê, thì mới đầu tư, họ phải đi trước đón đầu từ 2-3 năm, phải chuẩn bị thu hồi đất, giấy phép xây dựng, 2-3 năm sau mới có thể kinh doanh. Còn giá cổ phiếu ngân hàng là phản ánh trực tiếp hiện tại, do đó giá cổ phiếu ngân hàng không phản ánh đúng thực trạng của logic hiện nay.” TS. Hiển chia sẻ thêm.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   TEG: Thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Lê Đình Ngọc (31/03/2021)

>   SAM: Tình hình tài chính năm 2020 (31/03/2021)

>   Ngày 01/04/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (01/04/2021)

>   UDJ: Công bố thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (31/03/2021)

>   BMJ: Đơn từ nhiệm của ông Phạm Xuân Phương (31/03/2021)

>   HDBS: Thông báo ủy quyền thực hiện công bố thông tin (31/03/2021)

>   FUESSV30: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 30/03/2021 (31/03/2021)

>   E1VFVN30: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 30/03/2021 (31/03/2021)

>   FUESSV50: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 30/03/2021 (31/03/2021)

>   FUESSVFL: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 30/03/2021 (31/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật