Thứ Năm, 08/04/2021 15:31

Nhịp đập Thị trường 08/04: HNX-Index và UPCoM-Index tăng cao khi HOSE nghẽn lệnh sớm

VN-Index đúng như dự đoán, chỉ dao động ngang trong phiên chiều với lượng khớp khá thấp, và chỉ số đóng cửa ở mức 1,234.9 điểm, giảm 0.6% và coi như đi ngược với các sàn châu Á khác. Chỉ số này cũng coi như chấm dứt chuỗi tăng điểm 8 phiên liên tục kể từ ngày 29/03.

Tâm điểm của sự chú ý và giao dịch của nhà đầu tư chuyển qua HNX và UPCoM, tuy nhiên lượng giao dịch trên 2 sàn này cũng không cao hơn so với phiên sáng. Đổi lại, 2 chỉ số 2 sàn này tăng trở lại, thậm chí cao hơn cả mức đỉnh ban sáng. Thậm chí 2 sàn này có rất nhiều mã tăng trần vào cuối ngày.

Nhóm Large Cap sàn HNX có nhiều cải thiện so với phiên sáng, không ít mã đã chuyển qua tăng giá, bao gồm cả SHB, VNR, IDCPVS sớm chuyển qua tăng giá ngay sau khi giao dịch chừng vài phút, nhưng đến cuối phiên lại quay về tham chiếu. Trong nhóm này, OCH tăng cứng trần và chính thức vượt 10 ngàn đồng/cp. Tuy nhiên 1 số mã khác vẫn chìm trong sắc đỏ gần như nguyên ngày, ví dụ NTP, PHP, PLC, CEO

Sàn UPCoM cuối phiên chiều nay có đến 31 mã tăng trần, cộng không ít mã tăng hơn 10%. Chỉ số sàn này cũng tăng điểm liên tục suốt phiên, và đóng cửa ở mức 83.1 điểm, tăng 0.6%. Tuy nhiên diễn biến nhóm Large Cap thì không được tích cực như vậy, thậm chí có thể nói là khá ảm đạm. Dù LTG tiếp tục là Large Cap tăng tốt trên sàn này, hoặc bên cạnh là VGI, MCH, MPC…, tuy nhiên nhiều Large Cap khác vẫn đỏ quạch, như BSR, ACV, HND, FOX, VEA, VTP

Nhóm chứng khoán bỗng dưng phân hóa trong phiên chiều, dù nhiều mã niêm yết trên HOSE. Trừ VND tăng giá mạnh hơn 4% (cổ phiếu này đã qua HNX), những mã top sau như FTS, AGR, MBS, CTS đều chuyển qua sắc đỏ. VDS vốn chìm trong sắc đỏ gần như nguyên ngày, thì đến những phút cuối cùng được kéo lại về tham chiếu.

Nhóm BĐS công nghiệp ngược lại có vẻ khởi sắc hơn trong phiên chiều, với hàng loạt sắc xanh ký gửi tại LHG, BCM, SZC, VRG, GVR, IDC… ngay cả KBC cũng tăng trở lại song hành cùng ITA, đồng thời khối ngoại có động thái mua ròng trên 2 mã này.

DIGDXG tiếp tục gây chú ý trong nhóm BĐS dân dụng khi tăng 4-5%. KDH vốn được chú ý nhiều ban sáng, đến chiều vẫn giữ đà tăng hơn 1.7%, nhưng có lẽ tăng thêm không được do nghẽn lệnh. Ngược lại, bộ ba Vin đỏ, nhiều mã khác cũng đỏ như HDG, LDG, NLG, SJS

Thông tin giá cao su thiên nhiên tăng mạnh, cũng như tình hình xuất khẩu cao su tăng gấp hơn 2 lần trong 3 tháng đầu năm nay dường như vẫn chưa “thấm” vào giá cổ phiếu ngành cao su. Tuy nhiên hôm nay 3 cổ phiếu săm lốp là DRC, CSMSRC đều giảm nhẹ. DRC có lúc giảm hơn 2.5%, nhưng đến cuối ngày hồi lại được chút ít, chỉ giảm 1.2%.

Than có thể coi là ngành có mức tăng giá toàn diện nhất trong số các nhóm ngành nhỏ của ngày hôm nay, khi nhiều mã tăng hơn 5% như MDC, MVB, NBC, TC6, TDN, THT hay TVD. Điều này khá bất thường, bởi ngành này thường ít được chú ý và kém thanh khoản.

Phiên sáng: HOSE nghẽn sớm, VN-Index chìm ở vùng đáy

VN-Index lại rơi về vùng đáy của phiên sáng với mức giảm hơn 8 điểm (-0,68%). Quan trọng hơn là có vẻ như HOSE đã sớm nghẽn hệ thống nên chỉ số có ít khả năng hồi về tham chiếu trong “phiên chiều”. Như vậy VN-Index sẽ được coi là cùng Nikkei Index, SET index… giảm, trong khi nhiều chỉ số quan trọng các trên các sàn chứng châu Á vẫn đang xanh.

Biểu đồ biến động chỉ số VN-Index trên nhiều bảng giá các công ty chứng khoán cho thấy, có lẽ HOSE đã sớm nghẽn hệ thống, dù chỉ mới giao dịch gần 13 ngàn tỷ đồng. Nếu đúng, thì nguyên nhân “nghỉ sớm” là do nhiều lệnh nhỏ. Không rõ nguyên nhân này có liên hệ gì với thông báo của VSD về lượng tài khoản mở mới tăng khủng khiếp trong tháng 3 hay không?

Nhóm VN30 chỉ còn có 6 mã tăng giá, so với 20 mã giảm giá. KDH vẫn là mã tăng giá tốt nhất nhóm này, dù mức tăng chỉ còn chưa đến 3%, với với mức tăng trên 5% vào giữa phiên. NVL, HDB cũng là những mã tăng giá trong đa số thời gian phiên sáng, tuy nhiên không ít mã khác đã quay qua nhuộm đỏ, trong đó có nhiều ngân hàng, ví dụ như VCBBID. Đây cũng là 2 mã giảm mạnh nhất nhóm VN30.

Số cổ phiếu tăng giá trong nhóm ngân hàng cũng đã vơi đi nhiều, thậm chí còn ít hơn số giảm giá. VCB hiện đã giảm tới sát 2%, BID cũng giảm gần 1,8%, nhưng mà VIB giảm mạnh nhất, gần 4%. Có vài mã tăng giá trên 2% bao gồm BVB, KLBNVB. STBHDB được khối ngoại đặt mua nhiều, nhưng không kéo giá lên được bao nhiêu.

SHSSHB có diễn biến trái ngược nhau, điều khá hiếm khi xem lại lịch sử giá của 2 cổ phiếu “mẹ bồng con” này. SHS tăng có lẽ nhờ thân phận công ty chứng khoán, mà nhóm này sáng nay vẫn có diễn biến tích cực với đa số tăng giá nhẹ.

Trên HNX, chỉ số chính HNX-Index cũng đang dao động sát tham chiếu. Lưu ý rằng trong nửa cuối phiên sáng nay, HNX-Index không chịu tác động nhiều từ VN-Index, có lẽ 1 phần nhờ sàn trong Nam nghẽn lệnh (nên NĐT chuyển chú ý sang 2 sàn ngoài Bắc). Nhóm HNX30 đang chạy tốt hơn chỉ số chính, tuy nhiên có không ít Large Cap vẫn giảm giá, như NTP, PHP, PLC, PVS, VCS

Chỉ số UPCoM-Index đi ngang, quấn quanh tham chiếu trong nửa cuối phiên sáng nay, dù tương quan tăng giảm giá trên sàn này đang nghiêng khá nhiều về hướng tăng giá. Sàn UPCoM hiện có đến 154 mã tăng giá (trong đó 25 tăng trần) so với 103 mã giảm (chỉ 3 sàn). Tuy nhiên nếu nhìn riêng nhóm largecap, tương quan có vẻ ngược lại khi khá nhiều mã giảm như ACV, BSR, FOX, OIL, SNZ, VEA, VTP. MCHLTG, VGI là số ít largecap tăng giá trên 1%.

Ngoài ngân hàng phân hóa, 2 ngành lớn khác là BĐS dân dụng và dầu khí PVN đều nhuộm đỏ trên diện rộng. Ở nhóm BĐS dân dụng, 2/3 mã trong bộ ba nhà Vin đều giảm giá, và đa số các mã tầm trung cũng vậy, trừ số ít mã tăng bất thường, là KDH, DIGDXG. KDH có thời điểm tăng hơn 5%, giờ tăng 2.8%, ngược lại DIG đã nâng đà tăng lên hơn 5%. DXG cũng tăng được 3%, không rõ có liên quan gì đến kết quả Q1 hay đấu giá DXS hay không. Ở nhóm dầu khí PVN, GAS đã đổi màu, giảm 0.11% dù đầu phiên còn tăng gần 1%. Hầu hết các tên tuổi tầm trung đều đỏ theo.

Diễn biến tiêu cực trong phiên sáng cũng ảnh hưởng lển rất nhiều nhóm ngành nhỏ. Sắt thép, dệt may là những nhóm bị đảo ngược tình thế khi đến giờ đa số chìm trong sắc đỏ. Tuy vậy vẫn có 1 số nhóm ngành nhỏ giữ được sắc xanh, như chứng khoán, thủy sản (cá), than hay xi măng. Khối ngoại vẫn có giao dịch khá nhiều ngay từ đầu phiên sáng, và như thường lệ, được cho là từ Fubon ETF. Trên nhóm Large Cap sàn HOSE, những mã được đặt mua nhiều ngay từ đầu phiên.

10h30: Large Cap kéo Index giảm sâu dù châu Á tăng điểm

Tình hình đang xấu đi, VN-Index đã đổi màu và giảm sâu xuống dưới 1.235 điểm, tuy hồi lại 1 chút nhưng vẫn đang giảm khoảng 5 điểm bên dưới tham chiếu. Diễn biến chỉ số đang ngược với chứng khoán các sàn châu Á (đa số xanh, nhất là các sàn Trung Quốc tăng trở lại), cho thấy có lẽ tâm lý điều chỉnh đang thúc đẩy lực bán ra. Tuy nhiên thanh khoản sáng nay trên HOSE vẫn đang thấp hơn 1 chút so với cùng thời gian của phiên sáng qua, cho thấy chưa có tình trạng bán hoảng loạn.

Chỉ số nhóm VN30 giảm sâu, cho thấy nhóm này đang tác động mạnh mẽ lên chỉ số chính VN-Index như thế nào. Tuy số cổ phiếu giảm giá chỉ 17 mã (so với 13 mã tăng giá), nhưng có sự góp mặt của nhiều vốn hóa khủng như VIC, VCB, SAB, VHM, VNM, MSN, MWG… nên chỉ số nhóm này rơi xuống dưới tham chiếu. tuy nhiên trong nhóm cũng có vài cái tên nổi bật và gây chú ý, ví dụ như KDH, hiện đang bất ngờ tăng tới 5%, hay NVL, tăng 1,3% nhưng đang kéo dài chuỗi ngày tăng giá suốt từ đầu tháng Tư đến nay.

HNX-Index vốn đã kém tích cực sau ATO, đến giờ cũng tiếp tục chịu ảnh hưởng từ sàn HOSE, nên cũng giảm sâu rồi hồi lại 1 chút. Mức biến động của chỉ số chính sàn HNX có vẻ nhẹ nhàng hơn so với VNIndex, tuy vậy NĐT đừng để con số này “lừa”, vì sàn HNX đang có 115 mã giảm giá, trong đó 3 mã giảm sàn, và nhiều mã giảm hơn 5%. Riêng nhóm Large Cap sàn này, đa số giảm loanh quanh trên dưới -1% như SHB, PHP, PLC, PVS, HUT, VCS

BVB vẫn tăng khá, hơn 2,7% nhưng nhóm ngân hàng đã chuyển sang phân hóa. VCB, SHBMBB đã sớm đỏ sau ATO, đến giờ có thêm BID, TCB, VIBEIB sau chuỗi ngày được đẩy thốc giá lên trên 23 ngàn đồng/cp, đến giờ giảm gần 1% dù ra tin ngân hàng muốn chi trả cổ tức. Tuy vậy vẫn có 1 số ngân hàng nhỏ tăng giá như KLB, LPB, NVB

Nhóm BĐS nhà ở đang tràn ngập sắc đỏ, nhưng vẫn có 1 số cái tên đi ngược đáng chú ý, bao gồm DIG, DXG, ITC, SCR và nhất là KDH. Cổ phiếu KDH đã tăng bất ngờ lên tới 5%, còn DIG tăng hơn 3%.

Rất nhiều nhóm ngành đã chuyển sang tiêu cực, trước diễn biến của Large Cap và chỉ số VN-Index, tuy nhiên vẫn có 1 số tích cực, như thủy sản, than, xi măng … hay BĐS công nghiệp. Tuy nhiều cổ phiếu “họ” nhà Sonadezi giảm giá, nhưng nhóm BĐS công nghiệp vẫn có những mã xanh đáng chú ý như HPI, IDC, TID, VRG, GVR, LHG… hay cả ITA.

VN-Index mở cửa tăng nhẹ với hỗ trợ từ nhóm ngân hàng

VN-Index mở cửa tăng nhẹ chừng 2 điểm, với sự hỗ trợ từ nhóm ngân hàng. Ngược lại 2 nhóm lớn khác là BĐS nhà ở và dầu khí lại phân hóa ngay từ sớm. Thị trường đang đi trong mùa BCTC quý 1 năm nay, cộng hưởng với thông tin từ các kỳ họp ĐHCĐ, do đó vẫn đang tiếp tục hướng đến mốc 1,250 mà nhiều công ty chứng khoán cho là ngưỡng kháng cự gần nhất.

Thông tin Fed (Mỹ) tiếp tục cam kết chưa tăng lãi suất là tin tốt cho chứng khoán Việt sáng nay, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng có lẽ không lớn, do bản thân các chỉ số chứng khoán Mỹ cũng chỉ tăng nhẹ. Thậm chí sáng nay nhiều chỉ số lớn của châu Á tăng yếu, hoặc đỏ, do đó chắc sẽ ảnh hưởng lên VN-Index.

Chỉ số HNX-Index sớm tăng ngay từ sau 9h, tuy nhiên đến khi HOSE khớp ATO thì chỉ số chính sàn HNX lại lùi về gần tham chiếu, và có thể sẽ đổi màu. Nhóm Large Cap sàn HNX đang phân hóa khi SHB, PVS, PLC… tiếp tục giảm, nhưng PVI, SHS, CEO… lại tăng. IDC có vẻ muốn bứt lên trên 40 ngàn đồng/cp.

Nhóm ngân hàng tiếp tục tăng giá nhẹ, sau khi có những ý kiến cho rằng Thông tư mới từ NHNN sẽ giúp nhóm ngành này hưởng lợi. Mặt khác những thông tin chính thức, lẫn không chính thức về lợi nhuận quý 1, và kế hoạch chi tách cổ phiếu của nhiều ngân hàng cũng đang tác động lên giá cổ phiếu. Sáng nay BVB tăng đến 4%, nhưng các đại gia vốn nhà nước đứng yên tại ATO. SHB lại giảm nhẹ sau 2 phiên tưởng chừng hồi. SSB giảm gần 1% cho thấy có vẻ như khó mà quay trở lại chuỗi tăng trần khi mới lên sàn.

GAS mở cửa tăng giá gần 1%, nhưng không đủ sức kéo các thành viên khác của “họ” PVN đi lên. Nhiều mã bắt đầu bằng chữ P sớm giảm giá như PVB, PVC, PVD, PVS… riêng PVT lại tăng nhẹ và có vẻ đang hưởng lợi từ thông tin tăng giá cước vận tải.

Vẫn đang có nhiều nhóm ngành nhỏ khác có khởi đầu tích cực như sắt thép, chứng khoán, thủy sản, than, xi măng, điện, dệt may…

Có thông tin được cho là từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), rằng trong 3 tháng đầu năm nay, cả nước xuất khẩu cao su trị giá 722 triệu USD, tăng tới 116.6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Đây rõ ràng là tin tốt cho nhóm ngành cao su, tuy nhiên sáng nay chỉ ghi nhận DPR tăng hơn 2% khi mở cửa, ngược lại PHR còn giảm nhẹ và nhiều mã khác đứng giá. Có vẻ tin này chưa phản ánh lên nhóm ngành cao su thiên nhiên.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 08/04/2021: VN30-Index tạo mẫu hình nến Hanging Man (07/04/2021)

>   Vietstock Daily 08/04: VN-Index giữ vững chuỗi tăng (07/04/2021)

>   Thị trường chứng quyền 08/04/2021: Tiếp tục phân hóa? (07/04/2021)

>   Nhịp đập Thị trường 07/04: VN-Index đạt được mức cao nhất trong ngày (07/04/2021)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 07/04/2021: Basis hợp đồng VN30F2104 liên tục đảo chiều (06/04/2021)

>   Vietstock Daily 07/04: Dòng ngân hàng dẫn dắt (06/04/2021)

>   Thị trường chứng quyền 07/04/2021: Thị trường hạ nhiệt (06/04/2021)

>   Nhịp đập Thị trường 06/04: Sàn HOSE đơ, mọi sự chú ý dồn vào 2 sàn còn lại (06/04/2021)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 06/04/2021: Mục tiêu VN30-Index vẫn là vùng 1,260-1,270 điểm (05/04/2021)

>   Vietstock Daily 06/04: Triển vọng lạc quan (05/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật