Thứ Năm, 01/04/2021 06:49

Ngân hàng nhà nước nói gì về tình trạng sốt đất khắp nơi?

Chiều 31/3, phát biểu tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2021, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng đã có chia sẻ về vấn đề kiểm soát sốt đất tại nhiều địa phương bên cạnh đó Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng thông tin thêm về tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú. Ảnh: VGP

Bên cạnh những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đề cập tới nhiều vấn đề đáng chú ý, trong đó có tình trạng sốt đất diễn ra tại nhiều khu vực thời gian qua.

"Giá đất tại nhiều địa phương, khu vực đều tăng. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế nếu không quản lý tốt hệ thống tín dụng", ông Dũng nhấn mạnh.

Ông Dũng khẳng định ông tin tưởng Ngân hàng Nhà nước đang và sẽ quản lý tốt, chặt chẽ, vấn đề này.

Trả lời câu hỏi của báo giới về tình trạng sốt đất tại nhiều địa phương, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết giá bất động sản có chiều hướng tăng lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, trong đó có tình trạng một số đối tượng cơ hội, tung tin không chính xác dựa vào một số vấn đề hiện nay trong công tác điều hành giá cả, thuế đất… để kiếm chênh lệch, lợi nhuận từ việc đầu cơ.

Về phía ngành ngân hàng, riêng lĩnh vực tín dụng bất động sản là một trong lĩnh vực ngành ngân hàng quản lý rất sát sao, chặt chẽ. Bởi câu chuyện dịch chuyển dòng vốn, tiền tệ sang thị trường bất động sản hay thị trường khác đều là một trong những nội dung được quán xuyến và quan tâm trong điều hành hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và thường xuyên kịp thời cảnh báo các tổ chức tín dụng khi có những dấu hiệu của sự không đảm bảo ổn định, cũng như có những dấu hiệu hụt dòng trong đầu tư quá lớn.

Cho đến ngày 15/3, dư nợ cho vay bất động sản của ngành ngân hàng tăng 2.13%, cao hơn tốc độ tăng tín dụng hiện nay, so với năm ngoái thì tăng tích cực. Tín dụng cho bất động sản tăng 2.13% là tăng nhanh hơn so với tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế nói chung. Trong đó tín dụng đối với bất động sản có 2 lĩnh vực: Một là tín dụng vào các lĩnh vực mà các đối tượng kinh doanh bất động sản, đầu cơ bất động sản hay là phân khúc thị trường cao cấp, các dự án mà khả năng thanh khoản, hiệu quả đầu tư bất động sản trong tương lai không cao. Đây là những đối tượng được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ và hạn chế, kể cả có những chế tài trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các tổ chức tín dụng.

Còn những lĩnh vực tín dụng đầu tư vào để giúp cho việc thanh khoản của các loại sản phẩm hàng hóa là tiêu dùng bất động sản, ví dụ như nhà cho người thu nhập thấp hay là phân khúc thị trường nhà giá rẻ, mang tính chất thương mại phục vụ cho tiêu dùng, nhu cầu sử dụng của người dân, phần này vẫn được giao cho các ngân hàng thương mại quan tâm, triển khai.

Chính vì thế, thời gian hiện nay cũng như sắp tới, trước tình hình bất động sản có những dấu hiệu nóng, Ngân hàng Nhà nước đã giám sát và cũng có cảnh báo tới các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên hiện nay mức tăng 2.13% này cũng không phải ở tất cả các tổ chức tín dụng mà chỉ có một vài tổ chức tín dụng cho vay, có thể hơn mức bình thường so với trước đây.

Về vấn đề điều hành lãi suất trong thời gian tới, theo số liệu trong báo cáo cuối năm 2020, đánh giá cả nhiệm kỳ vừa qua, có thể nói lãi suất là một trong những chỉ số rất quan trọng và cũng đã được triển khai một cách quyết liệt. So với mặt bằng đầu năm 2015-2016, lãi suất huy động giảm 2.3%, lãi suất cho vay bình quân đã giảm 3.6% so với giai đoạn trước đây. Đến nay, lãi suất cho vay tối đa cho các đối tượng ưu tiên ở mức 4.5%, giảm khoảng 2.5% đối với các đối tượng ưu tiên này nếu so với năm 2016.

Tất cả các mức lãi suất của Việt Nam hiện nay, lãi suất cho vay bình quân thấp hơn mức bình quân của ASEAN +4, đây là một trong những chỉ số rất tích cực thời gian vừa qua. Thời điểm hết tháng 3/2021, mức lạm phát và chỉ số CPI tăng thấp, tăng trưởng chưa đạt kỳ vọng nhưng vẫn đang có những dấu hiệu tích cực, dư nợ các lĩnh vực đang có chiều hướng tích cực với mức tăng 2.44% (cùng kỳ năm ngoái là 1.3%).

Chính vì thế, việc điều hành chính sách lãi suất trong thời gian tới vẫn trên quan điểm trước hết là ổn định, hiện nay đang ổn định và duy trì sự ổn định này đối với cả lãi suất huy động và cho vay. Tuy nhiên, cũng phải cảnh giác với những dấu hiệu tác động của kinh tế thế giới (như giá nguyên liệu được dự đoán tăng 30% trong năm nay) hoặc một số lĩnh vực khác, kể cả việc dịch chuyển giữa các dòng vốn từ thị trường tiền tệ sang thị trường trái phiếu, thị trường vốn hoặc thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… để điều hành chính sách lãi suất một cách hợp lý, theo quan điểm nếu như những chỉ số đó tích cực thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giảm cho cả lãi suất huy động và cho vay. Một mặt vẫn yêu cầu, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung hạn chế, giảm bớt những chi phí tạo điều kiện giảm tiếp lãi suất cho doanh nghiệp và người dân trong cả năm 2021, trước mắt là những tháng đầu năm.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   TP.HCM còn tình trạng đền bù đất công nghiệp kiểu 'da beo' (01/04/2021)

>   Ngân hàng Nhà nước nói gì về sốt đất? (31/03/2021)

>   'Sốt đất’ khắp nơi: Bẫy thoát hàng của đội lái nhà đất? (31/03/2021)

>   Để ngăn chặn sốt đất, Bộ Xây dựng yêu cầu các tỉnh thành công khai thông tin (30/03/2021)

>   Bộ Tài nguyên và Môi trường chấn chỉnh tình trạng 'sốt ảo' về giá đất (30/03/2021)

>   Bất động sản công nghiệp Việt Nam hấp dẫn vì giá thuê nhân công cực thấp (30/03/2021)

>   Giải mã "bong bóng" giá nhà đất (30/03/2021)

>   “Sốt” đất cản trở phát triển kinh tế (28/03/2021)

>   Giá đất tăng 20% sau khi có thông tin lên quận (27/03/2021)

>   Sốt đất trong tương quan với tín dụng và sự tỉnh táo của nhà đầu tư (26/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật