Thứ Năm, 01/04/2021 17:00

Kết quả kiểm toán thể hiện thực tế kết quả kinh doanh Coteccons

Kết quả kinh doanh của CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) chịu ảnh hưởng bởi những chi phí kế toán phát sinh trong giai đoạn doanh nghiệp tiến hành tái cơ cấu, thiết lập tiêu chuẩn mới đối với các quy trình quản trị.

BCTC kiểm toán hợp nhất năm 2020 mà Coteccons vừa công bố đã cho thấy những thay đổi đáng chú ý so với số liệu tại BCTC hợp nhất quý 4/2020.

Sự chú ý đổ dồn về khoản trích lập dự phòng tăng lên, do đó, kéo giảm lợi nhuận của nhà thầu xây dựng này. Các chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng thêm khi Coteccons tiến hành rà soát, đánh giá lại rủi ro về thu hồi công nợ.

Đvt: Đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2020 của Coteccons

Trong đợt tái cấu trúc tháng 9 vừa qua, phía Coteccons cho biết đã chuẩn hóa quy trình, cách thức xác định các khoản phải thu khó đòi cần trích lập mà trước đây vốn không có tiền lệ với ban điều hành cũ. Điều này dẫn đến việc một số khoản mục phải ghi nhận thành nợ khó đòi để phản ánh tình trạng của các khoản phải thu đã tồn tại lâu năm, cũng như phản ánh một chính sách ghi nhận kế toán cẩn trọng và minh bạch hơn.

Khoảng thời gian cuối năm vừa qua, Coteccons cũng tiến hành một đợt kiểm kê tài sản, thiết bị tại khắp các công trình. Theo đó, những hoạt động này cũng thể hiện tại BCTC kiểm toán qua việc Công ty phải điều chỉnh hồi tố và ghi nhận những thay đổi vào lợi nhuận trong kỳ. BCTC kiểm toán năm 2020 của Coteccons đã ghi nhận giảm 26 tỷ đồng nguyên giá tài sản do có sự chênh lệch giữa sổ sách kế toán và kiểm kê trên thực tế. Việc bảo đảm tính minh bạch để đánh giá chính xác tình hình kết quả kinh doanh là bước đi quan trọng cần có cho kế hoạch tái cấu trúc của Công ty.

Đvt: Đồng
Nguồn: BCTC riêng kiểm toán năm 2020 của Coteccons

Các chi phí trích lập dự phòng tăng lên và việc điều chỉnh hồi tố sau kiểm toán đã dẫn đến lợi nhuận sau thuế cả năm của Coteccons đạt 335 tỷ đồng, giảm gần 129 tỷ đồng so với số liệu lũy kế tại BCTC quý 4 công bố trước đó.

Duy trì thanh toán cho nhà cung cấp, dòng tiền tiếp tục âm

Năm 2020 là năm thứ ba liên tiếp dòng tiền kinh doanh của Coteccons là số âm. Trong cùng giai đoạn này, kết quả kinh doanh của nhà thầu xây dựng lớn nhất nước cũng chứng kiến sự suy giảm.

Trong 2018 - năm đầu tiên đánh dấu chu kỳ đi xuống của ngành bất động sản và xây dựng, dòng tiền kinh doanh của Coteccons âm gần 934 tỷ đồng khi các khoản phải thu của Công ty tăng mạnh.

Trong khi đó, từ năm 2019-2020, dòng tiền kinh doanh âm chủ yếu do Coteccons duy trì việc giảm đáng kể các khoản phải trả hàng năm. Các khoản phải trả này chủ yếu liên quan đến hoạt động thanh toán cho người bán là các nhà cung cấp và thầu phụ của Công ty.

Là nhà thầu có tiềm lực tài chính mạnh, Coteccons hướng đến việc đảm bảo thanh toán đầy đủ cho nhà cung cấp và nhà thầu phụ theo hợp đồng, dù phía Công ty cũng đang đối mặt với tình trạng các chủ đầu tư kéo dài tiến độ trả nợ do gặp khó khăn về dòng tiền. Điều này trước mắt làm ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong hoạt động kinh doanh của Coteccons nhưng là cách để giữ vững uy tín doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn của ngành.

Dòng tiền kinh doanh của Coteccons trong năm 2019-2020
Đvt: Đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2020 của Coteccons

Tính riêng trong năm Covid vừa qua, Coteccons đã chi gần 2.1 ngàn tỷ đồng để giảm các khoản phải trả. Nhờ dòng tiền dương trên ngàn tỷ đồng từ việc giảm được các khoản phải thu, dòng tiền kinh doanh của CTD ghi nhận âm 567 tỷ.

2020 cũng đánh dấu năm thứ hai liên tiếp Coteccons giảm được các khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng, đồng thời, cũng là thêm một năm doanh nghiệp này duy trì bảng cân đối vắng bóng nợ vay.

FILI

Các tin tức khác

>   BRC: Báo cáo thường niên năm 2020 (01/04/2021)

>   D2D: Báo cáo thường niên năm 2020 (01/04/2021)

>   BCE: Nghị quyết HĐQT về việc thành lập Ban Kiểm toán nội bộ và bổ nhiệm Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ (01/04/2021)

>   FIT: Thông báo thời gian, địa điểm và link cung cấp tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 (01/04/2021)

>   HRC: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua kết quả SXKD quý 4/2020 và kế hoạch kinh doanh quý 1/2021 (01/04/2021)

>   DBH: Báo cáo tài chính năm 2020 (01/04/2021)

>   DTB: Báo cáo tài chính năm 2020 (01/04/2021)

>   VC2: Giải trình chênh lệch LNST trên BCTC hợp nhất năm 2020 so với năm 2019 (01/04/2021)

>   VC2: Giải trình điều chỉnh lãi cơ bản trên CP năm 2019 trên BCTC hợp nhất năm 2020 đã được kiểm toán (01/04/2021)

>   LM8: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua tài liệu tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 (01/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật