Thứ Năm, 01/04/2021 20:44

Hai biến cố 'thiên nga đen' khiến cả thế giới sực tỉnh

Từ một loại virus chỉ có thể nhìn thấy qua thấu kính hiển vi cho đến một siêu tàu mắc kẹt trên kênh đào Suez đang cho thấy “sự mong manh” của hệ thống thương mại toàn cầu.

Mô hình “just-in-time” (tạm dịch: vừa kịp thời) hiện được áp dụng rộng rãi trong hệ thống thương mại toàn cầu ngày nay.

Với tiêu chí “không tồn kho, không chờ đợi, không chi phí”, các doanh nghiệp không còn nắm số lượng lớn nguyên vật liệu với chi phí phụ tùng đắt đỏ. Thay vào đó, họ phụ thuộc vào những chuyến vận tải đường biển hàng ngày và thường xuyên để có những thứ mình cần.

Tuy nhiên, theo AFP, mô hình này có một điểm yếu tiềm ẩn. Đó là chỉ cần một mắt xích gặp vấn đề cũng có thể khiến cho toàn bộ chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Minh chứng rõ nét cho điều này là sự kiện con tàu chở container khổng lồ Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez đã chặn một trong những kênh vận chuyển quan trọng nhất thế giới suốt một tuần cho đến ngày 29/3.

thương mại toàn cầu ảnh 1
Hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu container Ever Given và các tàu kéo ở kênh đào Suez. Ảnh: Maxar Technologies.

Kênh đào Suez được biết đến là tuyến đường ngắn nhất thông thương giữa châu Á và châu Âu để vận chuyển mọi thứ, từ dầu mỏ đến hàng hóa sản xuất và gia súc. Vì vậy, bất cứ vấn đề nào tại đây cũng có thể gây đau đầu cho các nhà bán lẻ và nhà cung cấp trên khắp thế giới.

Sự cố siêu tàu mắc kẹt trên kênh đào Suez đã khiến những con tàu khác phải chuyển hướng để đi vòng quanh cực Nam của châu Phi và mất thêm khoảng 8 ngày để giao hàng.

Giáo sư tại Đại học Oxford Ian Goldin nhận định: “Vụ việc một lần nữa cho thấy sự mong manh của chuỗi cung ứng dài và phức tạp này”.

"Vấn đề không phải là chúng ta sẽ có hàng hoá từ khắp nơi trên thế giới, vấn đề là chúng phải đến đúng hẹn", ông nói.

Sự kiện "thiên nga đen"

“Thiên nga đen” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những sự kiện khó lường và không được dự báo trước, gây ra ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Người đứng đầu hãng tàu lớn tại Đan Mạch Maersk, ông Soren Skou, chia sẻ: “Mô hình 'just-in-time' mang lại kết quả tuyệt vời khi nó hoạt động nhưng khi nó bị phá vỡ, bạn có thể sẽ mất doanh số bán hàng (và) không có khoản tiết kiệm chi phí nào có thể sánh nổi với hậu quả tàn khốc của việc mất doanh số bán hàng”.

Và những “sự kiện thiên nga đen” có thể khiến điều ấy xảy ra. Đại dịch Covid-19 là một ví dụ điển hình. Sự bùng phát dịch bệnh đã khiến chuỗi cung ứng vào đầu năm 2020 bị gián đoán và làm cho nhiều công ty phải suy nghĩ lại về cách thức vận hành.

Tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu đang gây gián đoạn cho nhiều ngành nghề sản xuất ôtô.

Điều này cũng có gây ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế toàn cầu giữa bối cảnh xu hướng ở nhà trong thời kỳ dịch Covid-19 đang làm bùng nổ nhu cầu về các vi mạch quan trọng được sử dụng cho các mặt hàng điện tử gia dụng.

Vụ hỏa hoạn trong tháng 3 tại nhà máy xuất chip Nhật Bản Renesas đe dọa làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt. Công ty này ngày 30/3 cho biết sẽ phải mất ba đến bốn tháng để khôi phục lại toàn bộ công suất.

thương mại toàn cầu ảnh 2
Một vụ hỏa hoạn trong tháng 3 tại nhà máy chip Nhật Bản Renesas đã đe dọa tình trạng thiếu chất bán dẫn trầm trọng hơn. Ảnh: AFP.

Đắt hơn nhưng an toàn hơn

Theo Giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu tại Axi Stephen Innes, các biến cố "thiên nga đen", như Covid-19 hay vụ tắc nghẽn tại kênh đào Suez, có khả năng giảm dần theo thời gian.

Ông Innes cho biết "cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" được thúc đẩy bởi công nghệ "sẽ làm cho sản xuất địa phương trở nên hiệu quả và loại bỏ các chuỗi cung ứng kém hiệu quả và tốn kém”.

Các chính phủ đã rút ra bài học từ việc thiếu hụt thiết bị y tế ban đầu khi đặt các nhà máy sản xuất của họ gần như hoàn toàn ở nước ngoài, chủ yếu là tại Trung Quốc và châu Á để tận dụng nguồn lao động rẻ.

Và cái giá phải trả khi cuộc khủng hoảng nổ ra lớn hơn bất kỳ khoản tiết kiệm nào từ nhân công giá rẻ. Việc thiếu thốn vật tư y tế gây ra những tranh cãi chính trị giữa bối cảnh các bệnh viện tranh giành quần áo bảo hộ và thiết bị cơ bản, trong khi công chúng yêu cầu hành động.

Trong bối cảnh đó, các chính phủ và các doanh nghiệp đang đưa hoạt động sản xuất về nước, nơi nó có thể đắt hơn nhưng ít nhất là an toàn hơn.

Giờ đây, phục hồi là khẩu hiệu. Thông qua việc gia tăng các nhà cung cấp và xây dựng các nhà máy ở gần hơn sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tác động của việc phong tỏa và các biện pháp được áp dụng để hạn chế lây lan virus.

Minh An

ZING


Các tin tức khác

>   Sản xuất châu Á bùng nổ nhờ nhu cầu hàng hóa trên toàn cầu (01/04/2021)

>   WTO: Kế hoạch tiêm chủng quyết định đà phục hồi thương mại toàn cầu (01/04/2021)

>   Kịch bản nào cho doanh nghiệp phục hồi sau Covid-19? (01/04/2021)

>   Tổng thống Joe Biden muốn chi hơn 2,000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng (01/04/2021)

>   Vắc-xin Covid-19 của Pfizer hiệu quả 100% với trẻ em 12-15 tuổi (31/03/2021)

>   Làn sóng tẩy chay H&M, Adidas tại Trung Quốc khó kéo dài? (31/03/2021)

>   AMRO dự báo khu vực ASEAN+3 tăng trưởng 6,7% trong năm 2021 (31/03/2021)

>   Vì sao các hãng đóng tàu ồ ạt sản xuất tàu hàng siêu lớn? (31/03/2021)

>   Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng mạnh hơn dự báo trong tháng 3 (31/03/2021)

>   Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 9,3% năm nay (31/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật