Thứ Ba, 13/04/2021 18:54

Grab đồng ý sáp nhập với SPAC để IPO tại Mỹ, định giá lên tới 40 tỷ USD

Hãng đặt xe công nghệ Grab Holdings đồng ý thỏa thuận phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thông qua thương vụ sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC).

Việc sáp nhập này đẩy giá trị của “gã khổng lồ” về dịch vụ gọi xe này chạm mốc 40 tỷ USD, trở thành thương vụ liên quan tới công ty SPAC lớn nhất từ trước tới nay. Thương vụ này càng củng cố thêm cơn sốt SPAC trên Phố Wall khi các công ty "séc trắng" này huy động được 99 tỷ USD tại Mỹ từ đầu năm 2021 đến nay, sau khi lập kỷ lục 83 tỷ USD trong năm 2020.

* Cơn sốt công ty séc trắng tiếp diễn: Mức huy động vốn của quý 1/2021 vượt cả năm 2020

SPAC đề cập ở trên là một công ty liên kết của quỹ đầu tư công nghệ Altimeter Capital Management LP. Thỏa thuận bao gồm 4 tỷ USD vốn đầu tư tư nhân vào vốn cổ phần công cộng từ một nhóm các nhà đầu tư châu Á và toàn cầu, trong đó có BlackRock, Fidelity International, Fidelity International, Janus Henderson Investors và Temasek Holdings.

Vụ sáp nhập với SPAC sẽ mở đường cho Grab niêm yết tại Mỹ. Grab cho biết họ dự định niêm yết trên sàn Nasdaq với mã GRAB sau khi thương vụ hoàn tất. Theo thỏa thuận, Grab sẽ nhận khoảng 4.5 tỷ USD tiền mặt.

Anthony Tan – Tổng Giám đốc kiêm đồng sáng lập của Grab – gọi thỏa thuận là một cột mốc lớn với Công ty.

Ông nói: “Thỏa thuận mang lại cho chúng tôi niềm tự hào khi đại diện Đông Nam Á trên thị trường cổ phiếu toàn cầu. Đây là một cột mốc trong hành trình của chúng tôi để mở rộng khả tăng tiếp cận tới mọi người dân và để họ hưởng lợi từ nền kinh tế số”.

Grab đang hoạt động tại 8 quốc gia, 398 thành phố và là startup giá trị nhất Đông Nam Á. Từ mảng gọi xe năm 2012, Grab đã mảng rộng sang các lĩnh vực khác như giao đồ ăn, hàng hóa, thanh toán điện tử và đang thúc đẩy mạnh mảng bảo hiểm, cho vay tại khu vực có 650 triệu dân.

Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) là những công ty được thành lập bởi một nhóm nhỏ các nhà đầu tư sành sỏi hoặc các chuyên gia đầu ngành và tiến hành huy động vốn thông qua phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) nhằm mục tiêu duy nhất là thu mua hoặc sáp nhập với một công ty chưa niêm yết đang hoạt động.

Ở một khía cạnh nào đó, SPAC được thành lập với mục đích tạo điều kiện cho các công ty chưa niêm yết thuận lợi khi niêm yết thông qua quá trình sáp nhập ngược (reverse merger).

Những người thành lập nên SPACs còn được gọi là những nhà tài trợ SPAC (SPAC Sponsors) hoặc nhà quản trị SPAC (SPAC managers) hoặc nhà bảo trợ SPAC (SPAC promoter).

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Lý thuyết tiền tệ hiện đại - Thách thức hệ thống tiền tệ toàn cầu (13/04/2021)

>   Vàng thế giới giảm khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng (13/04/2021)

>   Dầu tăng nhẹ nhờ triển khai tiêm vắc-xin ở Mỹ (13/04/2021)

>   Ant Group của Jack Ma bị buộc cải tổ và chịu sự kiểm soát của NHTW Trung Quốc (12/04/2021)

>   Thị trường tài chính đang nghiêng về tiền mã hóa (12/04/2021)

>   Tài sản của Trung Quốc giảm sức hút khi kinh tế Mỹ bật dậy mạnh mẽ (12/04/2021)

>   Trung Quốc phạt Alibaba 2.8 tỷ USD vì kinh doanh độc quyền (10/04/2021)

>   G20 sắp có biện pháp mạnh vô hiệu hóa các "thiên đường thuế"? (10/04/2021)

>   Vàng thế giới có tuần tăng đầu tiên trong 3 tuần bất chấp đà giảm trong phiên (10/04/2021)

>   Dầu lại giảm khi nguồn cung gia tăng (10/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật