Thứ Tư, 14/04/2021 21:00

EVFTA có hiệu lực 8 tháng, Việt Nam xuất khẩu 4,8 tỷ USD hàng hóa vào EU

Bộ Công Thương cho hay, kể từ khi EVFTA có hiệu lực vào tháng 8/2020, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang EU đã dần được cải thiện và tăng 18% trong 3 tháng đầu năm 2021. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt sang 27 nước EU lên tới hơn 4,78 tỷ USD.

Giày dép, thủy sản, hàng dệt may, nông sản, sản phẩm từ ngũ cốc, hàng điện tử... là những mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu mạnh sang EU

Theo Bộ Công Thương, tính từ ngày 1/8/2020 đến ngày 4/4/2021, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyển cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp hơn 127.296 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 4,78 tỷ USD đi 27 nước EU.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho gần 3.585 lô hàng với trị giá hơn 10,88 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Các mặt hàng được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, hàng dệt may, nông sản, sản phẩm từ ngũ cốc, hàng điện tử... Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp.

Theo Bộ Công Thương, EVFTA hiện cho phép áp dụng cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (C/O mẫu EUR.1) và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tại Việt Nam, thời điểm áp dụng tự chứng nhận xuất xứ do nội luật quy định.

Trong trường hợp nước nhập khẩu liên tục phát hiện gian lận xuất xứ hàng hóa hoặc nước xuất khẩu thiếu hợp tác, không cho nước nhập khẩu kiểm tra xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất, hai bên cùng bàn biện pháp khắc phục. Sau 30 ngày không đạt được đồng thuận, vụ việc được đưa lên Ủy ban thực thi Hiệp định và sau 60 ngày không đạt được biện pháp giải quyết, bên nhập khẩu áp dụng biện pháp tạm dừng ưu đãi. Thời gian áp dụng tạm dừng ưu đãi là 3 tháng và có thể gia hạn thêm 3 tháng.

Bộ Công Thương cho hay, các hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKFTA sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi hơn cùng với những cam kết về tạo thuận lợi giảm thiểu các rào cản.

Cùng với tăng trưởng xuất khẩu nhờ EVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác trong Hiệp định CPTPP cũng đạt mức tăng trưởng cao trong 3 tháng đầu năm 2021. Trong đó, Canada tăng 13,7%, Australia tăng 17%, Chilê tăng 25,6%, Mexico tăng 12,7%, New Zealand tăng 35,1%... Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Anh cũng tăng 22,1% trong 3 tháng đầu năm nay. Việc tận dụng khá tốt những lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do sẽ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

Phạm Tuyên

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ tăng 41,5% trong quý 1 (14/04/2021)

>   Trịnh Xuân Thanh kháng cáo toàn bộ bản án vụ Ethanol Phú Thọ (14/04/2021)

>   Bloomberg: Mỹ tăng trưởng mạnh sẽ tạo cú huých cho kinh tế Việt Nam (14/04/2021)

>   Ngăn chặn tình trạng đầu tư 'núp bóng' để ngành gỗ Việt phát triển (14/04/2021)

>   Xét xử vụ Gang thép Thái Nguyên: 2.300 tỷ đồng đã đi về đâu? (14/04/2021)

>   Kiến nghị Chính phủ gia hạn chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ngành vận tải (14/04/2021)

>   Quy định sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty (13/04/2021)

>   Xe không qua trạm thu phí tự động vẫn bị… trừ tiền (13/04/2021)

>   Đấu giá mỏ cát 2.812 tỉ đồng: Giám đốc công ty trúng thầu là ai? (13/04/2021)

>   Bộ Công thương tổ chức tham vấn điều tra chống bán phá giá đường từ Thái Lan (13/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật