Dịch vụ
Đầu tư vào cổ phiếu nhỏ, lợi nhuận liệu có nhỏ?
Đối với phương pháp đầu tư giá trị, chọn lựa doanh nghiệp đầu ngành, vốn hóa lớn, sẽ là ưu tiên số một khi lựa chọn cổ phiếu. Tuy nhiên bản chất cốt lõi của việc đầu tư lại nằm ở việc “đãi cát tìm vàng”, tìm kiếm cổ phiếu đang bị định giá thấp nhằm mang lại lợi nhuận phi thường. Đâu đó trên thị trường vẫn còn đó những cổ phiếu vốn hóa nhỏ nhưng mang lại lợi nhuận đầu tư khổng lồ cho nhà đầu tư.
Trong tháng 4, thị trường chứng khoán Việt Nam đã lập được nhiều kỳ tích. Sau khi vượt đỉnh lịch sử 1,200 điểm vào phiên đầu tiên của tháng 04, chẳng mấy chốc, VN-Index lại tiếp tục phá đỉnh khi vọt lên hơn 1,260 điểm trong phiên 19/04, tăng 6% so với phiên cuối tháng 3/2021. Với tâm lý hưng phấn này, mục tiêu vượt đỉnh 1,300 điểm của VN-Index được kỳ vọng sẽ sớm xảy ra.
Hòa chung niềm phấn khởi của thị trường, cổ phiếu ngành ngân hàng cũng vô cùng khởi sắc với mức tăng 5% của chỉ số ngành ngân hàng so với phiên cuối tháng 3/2021, tương đương tăng thêm 24.03 điểm, lên mức 535.09 điểm vào phiên 19/04.
Đáng chú ý, đóng góp cho sự tăng trưởng tích cực của chỉ số ngành ngân hàng trong tháng qua chủ yếu đến từ cổ phiếu ngân hàng vừa và nhỏ như: EIB (+35%), KLB (+24%), ABB (+18%), NVB (+16%), NAB (+15%), BVB (+6%). Trong khi đó, các ông lớn ngân hàng có thị giá tăng bao gồm VCB (+4%), HDB (+3%), TCB (+3%), ACB (+1%), BID (+0%)…
Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, các nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận tốt khi đầu tư vào một số cổ phiếu ngân hàng có mức giá thấp, bởi kinh tế vĩ mô cũng như môi trường kinh doanh sẽ tiếp tục có những diễn biến tích cực. Đồng thời việc áp dụng tiêu chuẩn ngày càng cao của Basel II sẽ giúp ngân hàng hoạt động an toàn, bền vững hơn. Trong bối cảnh này, giá trị thị trường của một số cổ phiếu ngân hàng sẽ tăng và ngày càng trở nên hấp dẫn.
Trong số ngân hàng vừa và nhỏ có thị giá tăng trong tháng qua, mức tăng giá của cổ phiếu BVB tuy không vượt bậc nhưng cổ phiếu này đã duy trì mức tăng giá ổn định liên tiếp trong 3 tháng qua kể từ tháng 2/2021 cho đến nay. Câu chuyện tăng giá “chăm chỉ” và “bền vững” của cổ phiếu ngân hàng được đúc kết từ nhiều yếu tố đủ để minh chứng cho nhà đầu tư thấy được và tin tưởng vào sự tăng trưởng bền vững của cổ phiếu này trong tương lai.
Còn nhớ thời điểm chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM kể từ ngày 09/07/2020 với giá giao dịch đầu tiên là 10,405 đồng/cp, đến nay giá cổ phiếu BVB của Ngân hàng TMCP Bản Việt sau đã tăng gần 40%. Số lượng cổ đông cũng tăng từ 900 cổ đông lên gần 6,500 cổ đông, chứng tỏ sức hấp dẫn của cổ phiếu BVB đối với nhà đầu tư không hề nhỏ.
Theo đó, cổ phiếu BVB hiện đang là một trong những cổ phiếu có tính thanh khoản ổn định nhất trong nhóm ngân hàng vừa và nhỏ với khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 1.3 triệu cp, giá trị giao dịch trung bình gần 18 tỷ đồng/phiên, góp phần tạo 1 kênh đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trên thị trường.
BVB cũng là ngân hàng có hoạt động chuyển đổi số ấn tượng và thành công với việc tiên phong triển khai các tiện ích mới đến khách hàng, trở thành đối tác chiến lược Timo, là đối tác chiếm thị phần lớn của các công ty fintech. Tổng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch năm 2020 tăng lần lượt gấp 5 lần, 3 lần so với 2019.
Trong 3 năm 2018-2020, thu nhập lãi thuần và lợi nhuận trước thuế của BVB đều tăng trưởng qua các năm. Tính riêng năm 2020, BVB ghi nhận mức tăng trưởng thu nhập lãi thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng 19% và 27%.
Năng lực quản trị rủi ro của BVB cũng được nâng cao mạnh mẽ so với mặt bằng chung nhóm quy mô vừa và nhỏ khi Ngân hàng đã giải quyết sạch nợ xấu VAMC và là một trong 7 ngân hàng đầu tiền hoàn thành đủ 3 trụ cột Basel II, cũng như nằm trong nhóm ngân hàng đầu tiên triển khai hệ thống IFRS9 quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tại ĐHCĐ năm 2021 sắp tới, BVB sẽ trình cổ đông về việc tăng vốn điều lệ lên hơn 1,000 tỷ trong đó hơn 500 tỷ là phát hành cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Qua đó, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn, giúp BVB nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
FILI
|