Thứ Sáu, 09/04/2021 14:55

Bài cập nhật

CEO Tô Hải (VCI): Thị phần môi giới không còn quá quan trọng mà ảo khá nhiều

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 diễn ra chiều 09/04, ông Tô Hải -  Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Bản Việt (HOSE: VCI) đánh giá rằng thị phần môi giới chứng khoán giờ đã không còn quá quan trọng nữa mà ảo khá là nhiều.

ĐHĐCĐ thường niên của VCI tổ chức chiều ngày 09/04/2021

Đại hội kết thúc với tất cả tờ trình được thông qua.

Thảo luận:

Kết quả kinh doanh quý 1?

Ông Tô Hải: Ước lợi nhuận quý 1 vào khoảng 350 – 400 tỷ đồng. Công ty đang hạch toán thận trọng. Báo cáo quý 1 sắp tới sẽ thể hiện phần AFS có hơn 500 tỷ đồng đây là phần lợi nhuận nhưng công ty giữ lại.

Nghẽn lệnh HOSE ảnh hưởng thế nào tới hoạt động của Công ty?

Ông Tô Hải: Luôn ảnh hưởng tới Công ty, các khách hàng chủ thể tham gia thị trường. Khó để đo lường ảnh hưởng nhưng chúng ta sẽ bị ảnh hưởng ít nhất. Tuy nhiên về lâu dài thì sẽ có hại vì hoạt động IPO là một trong những mảng quan trọng của VCI. Về lâu dài các doanh nghiệp ngại IPO.

Lợi thế trong môi giới trái phiếu so với TCBS?

Ông Đinh Quang Hoàn - Phó TGĐ: TCBS có lợi thế lớn trong phân phối trái phiếu. Tuy nhiên, trái phiếu của chúng ta là trái phiếu chất lượng, đó là lợi thế lớn nhất.

"Con số thị phần không phải là thị phần"

Câu chuyện thị phần môi giới trong giai đoạn tới, làm sao để cạnh tranh thị phần?

Ông Tô Hải: Câu chuyện thị phần là câu chuyện được nhắc nhiều vì dễ nói nhưng đã lâu rồi Công ty không quan tâm lắm về thị phần. Hiện tại các CTCK đang thực hiện mua cổ phiếu cơ sở và short sell bằng chỉ số cơ sở để nâng thị phần. ROE mục tiêu của VCI phải đạt khoảng 20% do đó nghiệp vụ trên phải sinh lời 30% thì mới tham gia. Hiện có tự doanh của nhiều công ty chấp nhận tham gia nhưng nếu nhìn kỹ thì dù thị phần cao nhưng lợi nhuận môi giới rất thấp. Trong khi tỷ suất lợi nhuận của VCI đạt khoảng 40%.

Có một số CTCK rất khéo bằng cách hạ chi phí trực tiếp (công ty C), chi phí môi giới hạch toán vào chi phí quản lý. Có thể thấy, công ty B và C đang làm đẹp báo cáo sổ sách vì đội ngũ nhân viên ít hơn so với công ty A. Công ty đang hạch toán khá minh bạch trên báo cáo. (Xem hình dưới)

Do đó, con số thị phần không phải là thị phần. Giành thị phần thì có 2 hình thức, một là phát triển và chiếm thị phần để tiêu diệt đối thủ rồi tăng giá lên dịch vụ. Cách thứ 2 là loại đối thủ nhờ lợi thế cạnh tranh. Do các công ty khác khao khát thị phần nên thị phần của công ty vẫn sẽ giảm. Nhưng chứng khoán là ngành đặc biệt, muốn giữ khách hàng thì phải nâng cao chất lượng dịch vụ, muốn thế phải có tiền, muốn có tiền thì kinh doanh phải sinh lời. Do đó, chúng ta sẽ không chạy theo thị phần mà tập trung vào tỷ suất lợi nhuận.

VCI lên kế hoạch lãi trước thuế 1,250 tỷ

Năm 2021, VCI đặt kế hoạch doanh thu hoạt động đạt 2,050 tỷ đồng và lãi trước thuế 1,250 tỷ đồng, lần lượt tăng 18.5% và 31% so với năm trước. Kế hoạch được Công ty xây dựng trên cơ sở VN-Index sẽ dao động quanh 1,250 điểm vào cuối năm.

Trong năm 2021, VCI sẽ tái khởi động các thương vụ lớn, củng cố vị thế trong nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, đồng thời đặt mục tiêu tiếp tục nằm trong các công ty có thị phần môi giới lớn nhất. Công ty dự báo trong năm 2021, thị trường M&A và huy động vốn sẽ bắt đầu "nóng" dần trở lại. Các hợp đồng Công ty đang thực hiện có giá trị giao dịch lớn ước tính khoảng 40,000 tỷ đồng trong năm 2021 ở các lĩnh vực tài chính tiêu dùng, hàng tiêu dùng, logistics…

Ở mảng môi giới, VCI đánh giá mảng này vẫn khó khăn trong năm 2021 với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty chứng khoán có vốn Hàn Quốc với chiến lược giảm lãi suất cho vay margin và giảm phí giao dịch để tăng thị phần.

Ông Tô Hải – Tổng Giám đốc VCI đánh giá thị phần môi giới chứng khoán giờ đã không còn quá quan trọng nữa mà ảo khá là nhiều. Trong giai đoạn tới, Công ty có thể rớt khỏi top 5 thị phần nhưng vẫn sẽ tập trung duy trì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu môi giới đạt cao nhất. “1 đồng doanh thu môi giới của chúng ta sẽ đem về 0.5 đồng lợi nhuận, cao hơn ở công ty khác (1 đồng doanh thu chỉ đem về 0.1 đồng lợi nhuận)”.

Theo ông Hải, mảng môi giới cho khác hàng nước ngoài và tổ chức vẫn là trọng tâm nhất, đây là mảng mà công ty chứng khoán khác khó chen chân vào.

Bên cạnh đó, VCI cũng sẽ trình cổ đông thông qua phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 1:1 cho cổ đông hiện hữu và phát hành 900,000 cp ESOP với giá 15,000 đồng/cp. Vốn điều lệ dự kiến sau khi phát hành của Công ty là 3,330 tỷ đồng.

Đối với kế hoạch cổ tức, Công ty sẽ chia cổ tức tiền mặt năm 2020 thêm 20%, tức tổng cổ tức tiền mặt 2020 là 30%, trước đó 10% được tạm ứng trong tháng 12/2020. Tỷ lệ cổ tức 2021 là 10-15%.

Đại hội lần này cũng sẽ tiến hành bầu Thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2021 – 2026 của Công ty. Theo đó, cổ đông sẽ thực hiện bầu 7 thành viên HĐQT và 3 thành viên Ban Kiểm soát.

Danh sách Thành viên HĐQT của Công ty nhiệm kỳ mới gồm: bà Nguyễn Thanh Phượng, ông Tô Hải, ông Nguyễn Hoàng Bảo, ông Trần Quyết Thắng, ông Lê Phạm Ngọc Phương, bà Nguyễn Việt Hòa, ông Nguyễn Lân Trung Anh.

HĐQT nhiệm kỳ 2021 - 2025 của VCI

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   LDW: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (09/04/2021)

>   TMW: Báo cáo thường niên 2020 (09/04/2021)

>   HSM: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (09/04/2021)

>   VSE: Báo cáo thường niên 2020 (09/04/2021)

>   KSV: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (09/04/2021)

>   I10: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (09/04/2021)

>   VE9: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (09/04/2021)

>   TDF: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (09/04/2021)

>   BUD: Báo cáo tài chính năm 2020 (Công ty mẹ) (09/04/2021)

>   VDT: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (09/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật