Thứ Hai, 19/04/2021 09:00

Bao giờ khối ngoại mới thôi bán ròng?

Kể từ đầu năm 2021, khối ngoại tiếp tục duy trì đà bán ròng của năm 2020, nhất là sau Tết Nguyên đán. Đâu là nguyên nhân của đà bán ròng này và dòng tiền ngoại sẽ vận động thế nào trong thời gian tới?

Tính từ đầu năm 2021 tới 12/04, khối ngoại bán ròng hơn 11.4 ngàn tỷ đồng trên hai sàn HOSEHNX. Lượng bán ròng bằng tới 60% con số của cả năm trước. Tính riêng sàn HOSE, giá trị bán ròng từ đầu năm 2021 ở mức hơn 10.5 ngàn tỷ đồng. Trong khoảng thời gian này, HOSE có lúc bị bán ròng liên tiếp 24 phiên từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Giá trị bán ròng lên tới hơn 13.4 ngàn tỷ đồng.

Đi tìm lời giải cho nguyên nhân khiến khối ngoại bán ròng

Theo ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích CTCK Yuanta, nguyên nhân khiến khối ngoại bán ròng gần đây phần lớn đến từ việc lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD tăng mạnh khi lo ngại tình hình lạm phát bùng phát trở lại và sự hồi phục mạnh của nền kinh tế số 1 thế giới.

Đồng thời, các quỹ đầu tư truyền thống quản lý không hiệu quả cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến các nhà đầu tư cơ cấu lại chiến lược đầu tư của mình, chuyển từ đầu tư quỹ truyền thống sang các quỹ ETF hay đầu tư cá nhân. Ngoài ra, chiến lược cơ cấu lại danh mục thường niên vào đầu năm cũng là nguyên nhân đóng góp nhỏ vào đà bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài khi nhiều cổ phiếu đã có chuỗi tăng mạnh vừa qua.

Cuối cùng, chu kỳ chính trị cũng là thời điểm các nhà đầu tư nước ngoài quan sát và chờ hành động cho nên giá trị ở chiều mua đã giảm mạnh.

Theo ông Trần Hoàng Thế Kiệt - Chuyên viên phân tích của CTCK Rồng Việt, việc khối ngoại bán ròng chủ yếu đến từ việc giới đầu tư lo ngại rằng xu hướng tăng của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ có thể khiến các điều kiện vay vốn sẽ dần bị thắt chặt, lãi suất sẽ nâng lên. Từ đó, đe dọa đà tăng của thị trường cổ phiếu, nhất là ở các thị trường có mức độ rủi ro cao như thị trường mới nổi hay cận biên.

Ngoài ra, việc quá tải hệ thống giao dịch chứng khoán cũng là một yếu tố phần nào tác động tâm lý tiêu cực của khối ngoại khi lệnh thường bị nghẽn quanh vùng 14,000 - 15,000 tỷ đồng.

Diễn biến dịch Covid-19 cũng được cho là nguyên nhân của đà bán ròng. Theo ông Minh, khu vực Châu Âu triển khai vắc xin hiệu quả trong thời gian gần đây cho nên dòng tiền tìm kiếm đến các thị trường ở các nước phát triển được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh hơn và nhanh hơn so với các nước mới nổi và cận biên. Đồng thời, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 cho nên các quỹ đầu tư cũng đang thận trọng trong việc giải ngân do chưa có điều kiện tiếp xúc hoặc thăm trực tiếp với các doanh nghiệp như diễn ra hàng năm.

Còn theo ông Kiệt, việc chống dịch ở Việt Nam diễn ra khá thành công tuy nhiên tiến độ phân phối vắc xin còn chậm nếu so với các nước như Mỹ và Châu Âu, do đó dòng tiền khối ngoại có thể hướng đến các thị trường được kỳ vọng nền kinh tế có sức bật mạnh mẽ và có diễn tiến phân phối vắc xin tích cực.

Nhiều cổ phiếu bị bán ròng không ngưng

Trong giai đoạn bán ròng này, một số mã bị khối này tập trung bán mạnh như VNM, CTG, POW, VCB, HPG… Trong đó nhiều mã bị bán ròng liên tiếp trong thời gian dài. Chẳng hạn VNM có chuỗi bán ròng 35 phiên từ 09/02 – 05/04, giá trị bán ròng lên tới gần 4.4 ngàn tỷ đồng. Khối ngoại vẫn duy trì bán ròng với mã này sau phiên mua ròng nhẹ 06/04.

Bắt đầu từ 05/02, CTG bị bán ròng không ngừng nghỉ, giá trị bán ròng hơn 3.5 ngàn tỷ đồng.

Đvt: Tỷ đồng

Theo ông Nguyễn Thế Minh, những cổ phiếu bị bán ròng trên chiếm tỷ trọng lớn nhất ở các quỹ hiện nay cho nên khi các quỹ có xu hướng rút ròng ra khỏi thị trường chung thì chắc chắn là sẽ tập trung bán ròng ở các cổ phiếu này.

Câu chuyện dòng tiền ngoại sắp tới

Dự báo về dòng tiền ngoại trong thời gian tới, ông Minh cho rằng nhiều khả năng khối ngoại có thể quay trở lại mua ròng vào thời điểm cuối quý 2/2021 khi triển vọng vĩ mô được hiện thực hóa theo các số liệu tích cực và có bộ máy Chính phủ mới. Đồng thời, hai quý đầu năm cũng là phép thử cho đà hồi phục của các doanh nghiệp niêm yết, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ, du lịch và giải trí. Ngoài ra, giá hàng hóa thế giới có thể hạ nhiệt kể từ tháng 5, kéo theo đó lạm phát cũng sẽ hạ nhiệt cho nên dòng tiền ngoại có thể sẽ sớm quay trở lại thị trường.

Ông Kiệt nhận xét dòng tiền khối ngoại nếu quay trở lại thị trường sẽ mang tính chọn lọc hơn và tập trung chủ yếu ở các nhóm cổ phiếu trong nhóm VN30. Đặc biệt trong thời gian gần đây, quỹ ETFs mới đến từ Đài Loan - Fubon FTSE Vietnam ETF dự kiến rót hơn 8,000 tỷ đồng vào thị trường Việt Nam. Do quỹ này tham chiếu chỉ số FTSE Vietnam 30 Index nên chuyên gia từ VDS kỳ vọng dòng vốn này sẽ tạo nên sự khởi sắc cho nhóm cổ phiếu VN30 (chiếm 40-50% giá trị giao dịch của VN-Index).

Chứng khoán Việt không còn phụ thuộc vào vốn ngoại

Theo ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc tư vấn Đầu tư của Dragon Capital, nếu dòng vốn của khối ngoại dẫn dắt thị trường ở giai đoạn 2013-2019, thì đến nay tác động đó đã giảm đi rất nhiều. Bằng chứng là từ tháng 2/2020 đến nay, khối ngoại bán ròng hơn 2.5 tỷ USD, nhưng chỉ số VN-Index vẫn tăng trưởng mạnh và đến nay đã vượt mốc 1,200 điểm.

Đằng sau đó là sự nhập cuộc của các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Theo ước tính của chuyên gia Dragon Capital, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ở mức tối thiểu là 5,000 USD/người.

“Vì với GDP đạt 5,000 USD/người, người dân không phải lo cơm áo gạo tiền nữa, thay vào đó họ bắt đầu đầu tư vào sản phẩm tài chính dẫn đến bùng nổ về số lượng tài khoản, chứ không chỉ vì người dân ở nhà (vì Covid-19) cảm thấy buồn chán nên mở tài khoản giao dịch”, ông Tuấn nhận định.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   HPM: Thông báo dỡ bỏ hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu HPM của CTCP Xây dựng thương mại và Khoáng sản Hoàng Phúc (16/04/2021)

>   CEO: Thông báo về việc đưa cổ phiếu CEO vào diện bị cảnh báo (16/04/2021)

>   TCM: Thông báo nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty TNHH TC COMMERCE (16/04/2021)

>   PMG: Quyết định về việc đưa cổ phiếu vào diện cảnh báo (16/04/2021)

>   Thua lỗ 3 năm liên tiếp, cổ phiếu PXT bị hủy niêm yết bắt buộc (16/04/2021)

>   PMG: Thông báo về việc đưa cổ phiếu vào diện cảnh báo (16/04/2021)

>   FUEMAV30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 16/04/2021 (16/04/2021)

>   E1VFVN30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 16/04/2021 (16/04/2021)

>   FUEVFVND: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 16/04/2021 (16/04/2021)

>   FUEVN100: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 16/04/2021 (16/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật