14/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?
Cùng Vietstock điểm lại những tin tức đáng chú ý về tài chính kinh tế trong nước và quốc tế diễn ra trong 24h qua.
* Nghẽn lệnh: Giới hạn nào cho HOSE?. Hai phiên trở lại đây, thị trường liên tiếp đạt mức kỷ lục về thanh khoản. Kết phiên 13/04, giá trị giao dịch toàn thị trường vượt hơn 29.2 ngàn tỷ đồng, tăng gần 13% so với phiên giao dịch tỷ đô trước đó. Trên sàn HOSE, tình trạng nghẽn lệnh lại trở lại khi giá trị giao dịch đạt vào khoảng 22 ngàn tỷ đồng. >>>
* Nhóm cổ đông Eximbank tiếp tục yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ bất thường. HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (HOSE: EIB) vừa thông qua việc triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường theo kiến nghị, yêu cầu của nhóm cổ đông ngày 12/03/2021. >>>
* NÓNG: Bộ TN&MT đề ra 5 giải pháp kiểm soát sốt đất. Sau phản ánh của chúng tôi về việc cần có "vaccine" ngừa sốt giá đất, Bộ TN&MT vừa đề ra 5 giải pháp cho các địa phương. >>>
* 'Nghịch lý' cổ phiếu QBS. CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (HOSE: QBS) báo lỗ năm thứ hai hơn 92 tỷ đồng. Dẫu vậy giá cổ phiếu QBS vẫn tăng mạnh thời gian gần đây. Tính tới phiên 13/04, giá cổ phiếu tăng 68% so với đầu năm 2021. >>>
* Chứng khoán Mỹ: Nhà đầu tư F0 biết có bong bóng nhưng vẫn nhảy vào. Theo kết quả khảo sát các nhà đầu tư nhỏ lẻ, phần lớn đều cho rằng thị trường chứng khoán Mỹ đang có bong bóng, nhưng vẫn không muốn bỏ qua kênh đầu tư này. >>>
* Làm sao để bầy cá con chiến thắng cá mập?. Trong thị trường chứng khoán hiện tại, có lẽ chúng ta chưa bao giờ chứng kiến làn sóng nhà đầu tư mới nổi nhiều như bây giờ. Chỉ riêng 03 tháng đầu năm 2021 có hơn 257 ngàn tài khoản mở mới, chiếm 65% tổng số tài khoản mở mới trong cả năm 2020. Những nhà đầu tư mới này thường được gọi với cái tên F0, vốn ít kinh nghiệm, ít kiến thức về chứng khoán, nhưng lại khát khao làm giàu nhanh. Họ lập tức trở thành những miếng mồi béo ngậy của bầy cá mập già rơ trên thị trường. Vậy làm thế nào để thoát khỏi hàm của cá mập, thậm chí chiến thắng cá mập? >>>
* Kích cầu mạnh tay, Mỹ thâm hụt ngân sách kỷ lục. Thâm hụt ngân sách chính phủ Mỹ tháng 3/2021 là 660 tỷ USD, mức cao chưa từng thấy của tháng này hàng năm, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden bắt đầu giải ngân gói kích cầu 1,9 nghìn tỷ USD. >>>
* EPS năm 2020: Nhiều cú bứt phá ngoạn mục. Phần lớn doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, song, bên cạnh đó không thiếu những doanh nghiệp vẫn “phất lên” trong mùa dịch. Và vì vậy, bảng xếp hạng top 10 doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận tính trên 1 cổ phiếu (EPS) cao nhất trong năm 2020 cũng đã thiết lập một trật tự mới. >>>
* APC đặt mục tiêu lãi ròng 2021 chỉ bằng 4% so với năm trước. Trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2021 sẽ được tổ chức vào tháng 6 tới, HĐQT CTCP Chiếu xạ An Phú (HOSE: APC) đã đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 cho Ban Tổng Giám đốc trong phiên họp ngày 12/04. >>>
* VHC muốn nâng sở hữu tại Xuất nhập khẩu Sa Giang vượt 75%. Ban lãnh đạo VHC vừa thống nhất việc mua thêm 1.8 triệu cp của CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (HNX: SGC), nâng sở hữu lên mức 76.72% vốn. >>>
* Vì sao những cơn "sốt" đất suốt 30 năm vẫn lặp đi lặp lại một kịch bản?. Trong gần 30 năm qua, kể từ khi thị trường bất động sản bắt đầu hình thành đến nay, bất cứ động thái nào về cơ chế, chính sách hay quy hoạch từ phía Nhà nước đều lập tức tác động mạnh đến thị trường này. Những động thái đó cũng là cái cớ để giới đầu cơ tạo nên những cơn "sốt" đất ảo. >>>
* Nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn, HVX nói gì?. Trên BCTC kiểm toán năm 2020 của CTCP Xi măng VICEM Hải Vân (HOSE: HVX), dù đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần nhưng vẫn nêu lên vấn đề cần nhấn mạnh. Hiện, HVX đã có giải trình cho vấn đề này. >>>
* IMP: Mục tiêu lãi trước thuế 2021 tăng 14%, miễn chào mua công khai cho SK Investment. Nhận định ngành dược năm 2021 nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng so với năm 2020. >>>
* Lý thuyết tiền tệ hiện đại - Thách thức hệ thống tiền tệ toàn cầu. 10 năm sau cuộc khủng hoảng 2007-2008, cả chính sách tài khóa và tiền tệ, chủ yếu ở các nước phát triển, thường sử dụng chính sách gọi là “phi truyền thống”, hay còn gọi là Lý thuyết tiền tệ hiện đại (Modern monetary theory - MMT). >>>
* Đâu là mục tiêu kế tiếp của VN-Index?. VN-Index sau khi đạt mục tiêu giá với mẫu hình chữ nhật thì xu hướng tăng chững lại khi chỉ số dao động trong biên độ hẹp. Qua đó, chỉ số cũng hình thành mẫu hình củng cố xu hướng mới, mẫu hình chữ nhật nhỏ. Nếu mẫu hình này được xác nhận trong thời gian tới thì xu hướng tăng của VN-Index sẽ có mục tiêu giá trong ngắn hạn là vùng 1,350 điểm. >>>
* PLP giải trình ra sao trước ý kiến ngoại trừ của kiểm toán?. Do trích lập dự phòng các khoản đầu tư theo quy định về chuẩn mực kế toán mới và việc áp dụng quy định loại trừ chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết theo quy định khiến lãi sau thuế của CTCP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê (HOSE: PLP) giảm 19% so với trước kiểm toán, xuống còn gần 40 tỷ đồng. >>>
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
* OIL sẽ kinh doanh ra sao sau “cú vấp” năm 2020?
* “Trùm” xăng dầu Bình Dương báo lãi ròng năm 2020 giảm hơn 70%
* CLG chính thức "rời sân" vào ngày 22/04
* HTT giải trình gì cho năm thứ hai liên tiếp bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến?
* IPO một công ty muối thu về hơn 30 tỷ đồng
* TPBank muốn bán toàn bộ 40 triệu cp quỹ
* ATG đối diện với án hủy niêm yết
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
* Mobile Money, tương lai sẽ nằm ở những cốc trà đá?
* Nợ của Doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh chiếm 12% nợ công
* Vượt qua Thái Lan, Việt Nam vững ngôi đầu thế giới
VĨ MÔ ĐẦU TƯ
* Tp.HCM: Đất "sốt" cục bộ, loạn giá
TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
* Vượt 63,000 USD, Bitcoin lập kỷ lục mới trước thềm IPO của Coinbase
* Grab đồng ý sáp nhập với SPAC để IPO tại Mỹ, định giá lên tới 40 tỷ USD
* “Thế giới lại bước vào thời kỳ cam go của đại dịch Covid-19”
* Hoạt động thương mại của Trung Quốc bùng nổ trong tháng 3
* Nền kinh tế Myanmar rơi tự do vì đảo chính
* "Cơn điên" Bitcoin khiến môi trường toàn cầu phải trả giá như thế nào?
Nhật Quang
FILI
|