Sau Alibaba đến lượt Tencent bị “sờ gáy”!
Công cuộc “giết gà dọa khỉ” của Trung Quốc được bắt đầu với Ant Group và giờ đây là Tencent. Hai “gã khổng lồ” sẽ là “tấm gương” cho những người chơi fintech khác về việc tuân thủ các quy định.
Cả Ant Group và Tencent đang nằm trong sự hạn chế của chính quyền Bắc Kinh
|
Cuối tuần trước, Tập đoàn công nghệ lớn nhất châu Á đã bị cơ quan giám sát chống độc quyền của Trung Quốc kiểm duyệt khi Bắc Kinh mở rộng cuộc đàn áp, khởi đầu từ đế chế trực tuyến của Jack Ma.
Theo các chuyên gia phân tích, tiền phạt mới chỉ là bước ban đầu. Các nhà quản lý tài chính hàng đầu của Trung Quốc đang coi Tencent là mục tiêu tiếp theo để tăng cường giám sát sau cuộc đàn áp đối với Ant Group.
Giống như Ant, Tencent có thể sẽ bị yêu cầu thành lập một công ty cổ phần tài chính để bao gồm các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và thanh toán của mình.
Một động thái như vậy sẽ đánh dấu một bước leo thang đáng kể trong chiến dịch của Trung Quốc nhằm kiềm chế ảnh hưởng của các ông trùm công nghệ của họ, vài ngày sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường cam kết tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc về việc mở rộng giám sát công nghệ tài chính, loại bỏ độc quyền và ngăn chặn sự bành trướng “không được kiểm soát” tại Bắc Kinh.
Đây được coi là một bước tiếp theo của các quy tắc được công bố trong sáu tháng qua, nhằm vào các quyền thống trị được xây dựng bởi các doanh nhân trực tuyến thành công nhất của Trung Quốc. Những cú đánh đầu tiên giáng xuống Jack Ma và đợt IPO 35 tỷ USD của Ant, sau đó là cuộc điều tra chống độc quyền đối với Alibaba.
Thủ tướng Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh luôn hỗ trợ “sự đổi mới và phát triển của các công ty nền tảng, miễn là họ tuân thủ luật pháp của đất nước”.
Rõ ràng, các biện pháp gần đây để kiềm chế các công ty fintech không nhằm vào một công ty cụ thể nào, thay vào đó tập trung vào việc tạo ra một môi trường ổn định cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang “giết gà dọa khỉ” khi đàn áp thí điểm các công ty lớn nhất của mình để buộc các công ty khác phải tuân thủ sự thay đổi.
Ngay lập tức, Tencent đã nhìn thấy thiệt hại từ các quy định mới. Cổ phiếu của họ đã giảm tới 4,5% vào cuối tuần qua tại Hồng Kông. Với mức tăng trưởng 26% của họ trong sáu tháng qua, Tencent đang được định giá khoảng 950 tỷ USD.
“Cây khế ngọt” của Tencent chính là Wechat, một “siêu ứng dụng” của Trung Quốc. Xuất phát từ ý tưởng xây dựng một ứng dụng gửi tin nhắn và kết nối liên lạc cho người dân Trung Quốc, sau hơn10 năm ra đời và phát triển, Wechat đã trở thành một ứng dụng không thể thiếu trong điện thoại của một công dân Trung Quốc nào. Nó cũng là ứng dụng bắt buộc phải có trong điện thoại nếu có giao dịch thông thương với Trung Quốc.
Ma Huteng hay còn gọi là Pony Ma - Ông chủ của Tencent.
|
Theo iResearch, “siêu ứng dụng” WeChat đang tự hào khi có hơn một tỷ người tiêu dùng sử dụng cho mọi thứ, từ trò chuyện với bạn bè đến đặt taxi và mua hàng tạp hóa. WeChat Pay chiếm gần 40% thị trường thanh toán di động của cả nước, chỉ đứng sau Alipay.
Theo Tân Hoa Xã, Tencent cùng với ba công ty công nghệ lớn khác - Alibaba, JD.com Inc. và Baidu đang cùng nhau kiểm soát hơn 40 giấy phép tài chính thông qua các thương vụ mua lại hoặc đầu tư.
Nhưng giờ đây, các quy tắc mới được đề xuất nhằm phá vỡ sự tập trung của thị trường trong thanh toán kỹ thuật số và kiềm chế hoạt động cho vay tiêu dùng trực tuyến sẽ gây tổn hại đến triển vọng cho WeChat Pay của Tencent và mảng kinh doanh fintech rộng lớn hơn của họ.
Nếu chính quyền Bắc Kinh bắt buộc Tencent chuyển các hoạt động đó thành một công ty mẹ có thể được quản lý giống như một ngân hàng, điều đó sẽ hạn chế hơn nữa khả năng cho vay nhiều hơn và mở rộng nhanh chóng như đã làm trong những năm gần đây.
Mảng kinh doanh fintech của Tencent mang về doanh thu khoảng 84 tỷ nhân dân tệ (13 tỷ USD) vào năm 2019, chiếm 22% tổng doanh thu và khiến nó trở thành động lực thu nhập lớn nhất sau giải trí trực tuyến.
Có thể nói, trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đang rất quyết liệt trong việc tìm cách kiềm chế các công ty công nghệ tài chính đang bùng nổ để giải quyết núi nợ đáng lo ngại trong nước, đồng thời “dội gáo nước lạnh” vào tham vọng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang bay cao được cho là đã đứng ngoài đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Alibaba là khởi đầu, Tencent là kẻ tiếp theo, nhưng có thể là chưa hết!
Nguyễn Chuẩn
Diễn đàn Doanh nghiệp
ENTERNEWS.VN Công cuộc “giết gà dọa khỉ” của Trung Quốc được bắt đầu với Ant Group và giờ đây là Tencent. Hai “gã khổng lồ” sẽ là “tấm gương” cho những người chơi fintech khác về việc tuân thủ các quy định.
Cuối tuần trước, Tập đoàn công nghệ lớn nhất châu Á đã bị cơ quan giám sát chống độc quyền của Trung Quốc kiểm duyệt khi Bắc Kinh mở rộng cuộc đàn áp, khởi đầu từ đế chế trực tuyến của Jack Ma.
ENTERNEWS.VN Công cuộc “giết gà dọa khỉ” của Trung Quốc được bắt đầu với Ant Group và giờ đây là Tencent. Hai “gã khổng lồ” sẽ là “tấm gương” cho những người chơi fintech khác về việc tuân thủ các quy định.
Cuối tuần trước, Tập đoàn công nghệ lớn nhất châu Á đã bị cơ quan giám sát chống độc quyền của Trung Quốc kiểm duyệt khi Bắc Kinh mở rộng cuộc đàn áp, khởi đầu từ đế chế trực tuyến của Jack Ma.
|