Thứ Năm, 11/03/2021 09:00

Nhiều thách thức cho nhóm cổ phiếu bảo hiểm mới lên sàn

Từ những ngày cuối năm 2020, hoạt động đăng ký niêm yết, chuyển sàn giao dịch chứng khoán diễn ra nhộn nhịp. Trong đó, chỉ tính riêng nhóm cổ phiếu ngành bảo hiểm trên sàn thì đã có thêm 3 tân binh.

Niêm yết không còn đơn giản là để tuân thủ quy định pháp luật mà còn có ý nghĩa lớn hơn với các doanh nghiệp trong việc thu hút đối tác chiến lược.

Mặc dù trước mắt phải chịu sức ép lớn hơn về minh bạch hóa hoạt động kinh doanh, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, quyền lợi cổ đông, nhưng việc đưa cổ phiếu lên niêm yết trên sàn chứng khoán là một trong những cách thức quảng cáo tốt nhất cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh cũng như trong việc tìm kiếm đối tác tốt để thực hiện M&A.

Thực tế, với một thị trường bảo hiểm còn non trẻ như Việt Nam, sự tham gia của những nhà bảo hiểm lớn trên thế giới sẽ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước tiếp cận được sự chuyên nghiệp, kinh nghiệm, và từ đó tạo ra những bước tăng trưởng tại thị trường Việt Nam, đặc biệt với những doanh nghiệp bảo hiểm có thị phần còn nhỏ.

‘Tân binh’ trên sàn

Những ngày cuối năm 2020 cho đến tháng đầu tiên của năm 2021, hoạt động đăng ký niêm yết, chuyển sàn giao dịch chứng khoán diễn ra nhộn nhịp. Trong đó, chỉ tính riêng nhóm cổ phiếu ngành bảo hiểm trên sàn thì đã có thêm 3 tân binh.

3 tân binh bảo hiểm trên sàn chứng khoán

Đầu tiên là 72.8 triệu cp PRE của Tổng CTCP Tái bảo hiểm PVI (HNXPRE) niêm yết lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vào ngày 24/12/2020. Có thể nói, PRE là mã bảo hiểm đầu tiên niêm yết mới trên HNX năm 2020 và cũng là cổ phiếu bảo hiểm thứ 7 niêm yết trên thị trường.

Với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 20,000 đồng/cp, giá trị vốn hóa khi chào sàn của PRE đạt 1,456 tỷ đồng. Sau đó, giá cổ phiếu PRE lùi về mức 16,500 đồng/cp (26/02), tỷ lệ giảm hơn 16% so với đỉnh đã đạt được.

Sau thời gian ‘chây ì’, cuối cùng 80 triệu cp AIC của Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (AIC) cũng hoàn tất giao dịch trên thị trường UPCoM vào ngày 08/01/2021. Trước đó vào ngày 20/10/2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra quyết định xử phạt 350 triệu đồng đối với AIC do không đăng ký giao dịch chứng khoán. Bảo hiểm Hàng không đăng ký hồ sơ công ty đại chúng với UBCKNN năm 2008. Năm 2017, công ty thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, mãi đến gần cuối năm 2020, Tổng Công ty vẫn chưa thực hiện việc đăng ký giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Trong số 80 triệu cp AIC được giao dịch trên sàn UPCoM, có đến 40.42 triệu cp (chiếm 50.5% vốn) bị hạn chế chuyển nhượng do bị phong tỏa khi thực hiện cầm cố tại ABBank (ABB). Đây có thể là nguyên nhân khiến công ty bảo hiểm này “nán” lại không đăng ký giao dịch chứng khoán.

Kết phiên giao dịch đầu tiên trên UPCoM, giá cổ phiếu AIC dừng tại mức 10,400 đồng/cp, bằng với giá tham chiếu, giá trị vốn hóa tương đương 832 tỷ đồng.

Đáng chú ý là ngay sau ngày đầu tiên giao dịch trên UPCoM khá xập xình, cổ phiếu AIC đã tăng trần 5 phiên liên tiếp (11-15/01/2021) lên đến 28,700 đồng/cp. Song, giá cổ phiếu AIC kết phiên 26/02 đã giảm 50% so với đỉnh chỉ còn 14,400 đồng/cp, mức giảm này còn cao hơn cả PRE.

Bên cạnh 2 mã bảo hiểm niêm yết và đăng ký giao dịch mới, Tổng CTCP Bảo hiểm Quân Đội (MIG) cũng đã đưa 130 triệu cp MIG chuyển từ sàn UPCoM lên niêm yết chính thức trên Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) vào ngày 21/01/2021 với giá tham chiếu 15,550 đồng/cp.

Kết phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu MIG tăng 20% so với giá tham chiếu, lên mức 18,600 đồng/cp. Tuy nhiên, thị giá MIG đã giảm 10% so với phiên đầu tiên, chỉ còn 16,750 đồng/cp sau gần 1 tháng giao dịch trên HOSE.

Điều gì khiến giá cổ phiếu của các tân binh lao dốc mạnh sau khi tạo đỉnh?

Nguồn: VietstockFinance

Một trong những nguyên nhân chính có thể ảnh hưởng từ diễn biến chung của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2 tuần cuối tháng 1. Phiên 28/01 đi vào lịch sử khi tình trạng giảm sàn trắng bên mua diễn ra ở hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn, chỉ số VN-Index mất 73.23 điểm, thổi bay 15 tỷ USD vốn hóa. Đây là con số chưa từng có kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động.

Kết thúc phiên 29/01, chỉ số VN-Index giảm 47.26 điểm, tương đương giảm 4% so với cuối tháng 12, đóng cửa ở mức 1,057 điểm. 

Trước cơn 'hoảng loạn' của thị trường, các tân binh không tránh khỏi diễn biến tiêu cực và cho đến hiện tại vẫn chưa thể quay về mức đã từng đạt được trước đó.

“Sức khỏe” của cổ phiếu tân binh bảo hiểm

Nguồn: VietstockFinance

AICPRE có lãi gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2020 “lép vế” hơn so với MIG khi chỉ báo lãi vỏn vẹn 9 tỷ đồng và 91 tỷ đồng. Trong khi MIG lại nằm trong top 5 doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn có lãi gộp kinh doanh bảo hiểm đứng đầu. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lợi nhuận gộp của AIC lại cao nhất, gấp 2.82 lần so với năm 2019. Kế đến là PRE tăng 22% và MIG tăng 12%.

Nguồn: VietstockFinance

Sau cùng, AICPRE thu về lần lượt hơn 10 tỷ đồng và 146 tỷ đồng lãi ròng, tăng 24% và 4% so với năm 2019. Riêng MIG ghi nhận mức tăng trưởng lãi ròng đến 37%, lên mức 194 tỷ đồng.

So với kế hoạch kinh doanh đã đề ra cho năm 2020, ngoại trừ MIG hoàn thành mục tiêu lợi nhuận trước thuế thì AICPRE đều vượt kỳ vọng về mục tiêu lợi nhuận. Trong đó, AIC vượt 25%, PRE vượt 14%.

Nhiều thách thức cho ngành bảo hiểm trong năm 2021

Theo báo cáo phân tích của SSI Research, việc mở rộng tài sản quản lý (AUM) sẽ là động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận của các công ty bảo hiểm vào năm 2021.

SSI Research không kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận sẽ tương đương tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm, vì các yếu tố hỗ trợ lợi nhuận trong năm 2020 là thị trường cổ phiếu sôi động và tỷ lệ bồi thường cải thiện có thể không lặp lại vào năm 2021. Lãi suất bình quân năm 2021 ước tính thấp hơn mức trung bình năm 2020 từ 75-85 điểm cơ bản, do đó, tăng trưởng thu nhập tài chính sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào việc mở rộng AUM.

Môi trường lãi suất thấp sẽ làm cho lợi nhuận đầu tư gặp khó khăn và làm giảm lợi nhuận của các công ty bảo hiểm vì phần lớn danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm là tiền gửi ngân hàng và trái phiếu Chính phủ. Ngoài ra, nếu lợi suất trái phiếu Chính phủ giảm hơn nữa, gánh nặng sẽ đặt lên dự phòng kỹ thuật bảo hiểm nhân thọ - ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận kế toán.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam thua lỗ cao, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản, đã khiến các nhà tái bảo hiểm quốc tế tăng giá tái bảo hiểm.

Ái Minh

FILI

Các tin tức khác

>   ITA: BCTC Quý 01.2020 (29/04/2020)

>   Kinh doanh bết bát nhiều năm liền, chủ nhãn rượu Vodka Hà Nội chọn hướng đi nào cho 2021? (09/03/2021)

>   SD5: Thay đổi ngày đăng ký cuối cùng tham dự đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (09/03/2021)

>   SPD: Ngày đăng ký cuối cùng Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (09/03/2021)

>   SPD: Ngày đăng ký cuối cùng Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (09/03/2021)

>   PVH: Ngày đăng ký cuối cùng Họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (09/03/2021)

>   PTE: Ngày đăng ký cuối cùng Tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (09/03/2021)

>   FT1: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (09/03/2021)

>   CVH: Ngày đăng ký cuối cùng Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 (09/03/2021)

>   CMK: Ngày đăng ký cuối cùng Tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (09/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật