Thứ Ba, 16/03/2021 09:00

Nhà đầu tư đẩy cổ phiếu bay cao bất chấp doanh nghiệp làm ăn ảm đạm

Mặc dù giá cổ phiếu tăng như phi mã giúp giới đầu tư hưng phấn nhưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại “teo tóp”. Vậy đà tăng đó liệu có bền vững?

Doanh nghiệp có "thân và rễ khô cằn nhưng lá lại xanh tươi". Đồ họa: Tuấn Trần

Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến giá cổ phiếu nhưng quan trọng nhất có phải đến từ bản chất kinh doanh cốt lõi ổn định của doanh nghiệp? Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường chứng khoán được một phen bất ngờ khi mà giá cổ phiếu của loạt doanh nghiệp tăng phi mã giúp cho VN-Index bứt phá. Nhìn lại năm 2020, đà tăng của những mã cổ phiếu nằm trong top tăng trưởng không hoàn toàn đến từ kết quả kinh doanh trong năm. Nguyên do đến từ đâu vẫn chưa ai dám khẳng định. Phải chăng là đến từ tâm lý “cứ đánh là thắng” của nhà đầu tư cùng với sự nhập cuộc của những nhà đầu tư F0 đã đẩy thị giá cổ phiếu tăng cao một cách chóng mặt?

Cùng Vietstock điểm lại top những doanh nghiệp có giá cổ phiếu tăng phi mã trong năm 2020 nhưng lợi nhuận lại teo tóp. Hay nói theo một cách khác là doanh nghiệp “không trồng cây nhưng lá vẫn xanh ngắt”.

Theo dữ liệu thống kê VietstockFinance, trong tổng số 685 doanh nghiệp niêm yết công bố BCTC năm 2020 (trừ nhóm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm), có 33 doanh nghiệp ghi nhận lỗ và 188 doanh nghiệp giảm lãi nhưng giá cổ phiếu trong năm 2020 lại tăng.

Giá tăng bằng lần

Điển hình là trường hợp của Đầu tư Khai Khoáng và Quản lý Tài sản FLC (HOSEGAB). Mặc dù doanh nghiệp thuộc họ FLC này chỉ lãi ròng hơn 1.4 tỷ đồng, “lao dốc” 91% so với năm trước nhưng giá cổ phiếu lại tăng gấp 11 lần so với mức hồi đầu năm, ghi nhận 196,800 đồng/cp (chốt phiên cuối năm 2020). Tuy doanh thu tăng mạnh 87% nhưng giá vốn tăng cao hơn đã kéo biên lãi gộp của doanh nghiệp này giảm từ 19% xuống chỉ còn 4%.

Giá cổ phiếu cao chót vót trong khi EPS (Thu nhập trên mỗi cổ phiếu) ở mức thấp nên chỉ số P/E của doanh nghiệp này đã tăng đột biến (1,874).

Nguồn: VietstockFinance

Tương tự, doanh thu và lãi ròng của CTCP Tập đoàn Sao Mai (HOSE: ASM) đồng loạt dìu nhau đi xuống nhưng giá lại tăng mạnh, gấp 2.5 lần hồi đầu năm. Liệu việc tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo đã giúp cho giá cổ phiếu của Tập đoàn tăng trưởng? Được biết, trong gần 3 năm trở lại đây, Tập đoàn này đã đầu tư xây dựng 3 Nhà máy Áp xanh tại các địa phương có bức xạ nhiệt cao ở khu vực ĐBSCL (Long An - Đồng Tháp - An Giang), tổng vốn lên đến 7,246 tỷ đồng. Về hoạch định trong tương lai, theo ASM, từ năm 2021 trở đi, Nhà máy tại An Giang sẽ đóng góp gần 400 triệu kWh mỗi năm cho lưới điện quốc gia và có thể ASM sẽ thu 1,000 tỷ đồng từ điện mặt trời.

Doanh nghiệp giảm lãi những giá tăng mạnh. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Xét các doanh nghiệp có giá tăng trên 70% và lãi ròng giảm trên 15%

Hay như Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG), doanh thu đạt kỷ lục sau hơn chục năm niêm yết, ghi nhận hơn 1,868 tỷ đồng, gấp đôi đầu năm nhưng lãi ròng vẫn giảm 17%, xuống còn 49 tỷ đồng. Đáng chú ý, đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp, lợi nhuận của QCG sụt giảm. Trong khi đó, giá cổ phiếu của doanh nghiệp nữ đại gia Nguyễn Thị Như Loan lại tăng vọt lên hơn 9,000 đồng/cp, gấp đôi đầu năm.

Ngoài ra, một loạt doanh nghiệp khác cũng ghi nhận lãi giảm nhưng giá cổ phiếu lại tăng trưởng như Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (HOSE: NHA), Xây dựng Điện VNECO4 (HNXVE4), DRH Holdings (HOSEDRH)…

“Phớt lờ” thua lỗ, cổ phiếu vẫn cứ tăng cao

Đứng đầu trong top doanh nghiệp có giá tăng trong năm 2020 (tăng 184%) nhưng lại thua lỗ là CTCP MHC (HOSE: MHC). Là doanh nghiệp logistics nhưng đang dần chuyển hướng sang đầu tư tài chính khi doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính năm 2020 chỉ ghi nhận gần 23 tỷ đồng (giảm 32%) trong khi doanh thu đến từ hoạt động tài chính hơn 110 tỷ đồng, gấp đôi năm trước. Tính đến ngày 31/12/2020, chứng khoán kinh doanh của doanh nghiệp này đạt 425 tỷ đồng. Trong đó, MHC đầu tư gần 70 tỷ đồng vào GEX, 62 tỷ đồng vào VIX và gần 90 tỷ đồng cho DIG

Danh mục đầu tư chứng khoán của MHC
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 4/2020 của MHC

Liền sau đó là 2 gương mặt đến từ nhóm ngành khai khoáng là Thương mại và Khai thác Khoáng sản Dương Hiếu (HOSE: DHM)Tập đoàn Khoáng sản Á Cường (HNXACM). Đầu tư kém hiệu quả vào công ty liên doanh liên kết khiến DHM phải chịu lỗ lần đầu kể từ khi niêm yết (24/07/2012). Thê thảm hơn, do ảnh hưởng từ dịch, “anh bạn cùng ngành” ACM lại tiếp tục lỗ ròng 55 tỷ đồng. Vòng xoáy thua lỗ chưa hồi kết đã nâng tổng lỗ lũy kế của ACM tính đến cuối năm 2020 lên gần 138 tỷ đồng. Đáng chú ý, tuy cùng nhau gồng lỗ nhưng giá cổ phiếu của 2 doanh nghiệp đều “bứt tốc” trong năm 2020 với mức tăng của cổ phiếu DHM là 150% và ACM là 140%.

Đại diện trong nhóm ngành xây dựng, giá cổ phiếu CTCP Tasco (HNXHUT) bật tăng từ đáy hồi cuối tháng 3 (1,300 đồng/cp) lên 4,800 đồng/cp (cuối năm 2020). Phải chăng thị giá được đẩy lên cao do nhà đầu tư kỳ vọng vào việc giải ngân đầu tư công? Bởi khi nhìn vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này, doanh thu và lợi nhuận lại liên tục “đổ đèo” qua các năm gần đây.

Đáng chú ý, HUT “ghi dấu ấn” với con số lỗ ròng 235 tỷ đồng (2019 lãi ròng gần 54 tỷ đồng). Đây là lần đầu tiên ông trùm hạ tầng thua lỗ kể từ khi niêm yết (2008). Được biết, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của HUT tăng do đây là giai đoạn các năm đầu của dự án nên các chi phí triển khai rất lớn, trong khi doanh thu chỉ tăng dần vào các năm tiếp theo.

Top 20 doanh nghiệp thua lỗ nhưng giá tăng mạnh. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Thêm một doanh nghiệp thua lỗ năm thứ 2 liên tiếp (lỗ ròng 153 tỷ đồng) nhưng giá cổ phiếu trong năm 2020 lại tăng, mặc dù mức tăng không quá cao nhưng giá cổ phiếu lại có khá nhiều biến động là CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG). Trong năm 2020, “ông trùm giải trí” ghi nhận doanh thu thuần giảm 16%, xuống còn 1,218 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu quảng cáo và chia sẻ nội dung trên nền tảng kỹ thuật số chiếm 64% tổng doanh thu. Doanh thu không đủ bù đắp chi phí đã khiến YEG lỗ ròng 153 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

Tựu trung lại, biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng kết quả kinh doanh có lẽ luôn là một trong những yếu tố hàng đầu. Dù vậy, trải qua một năm dịch bệnh đầy bất định, không hẳn doanh nghiệp kinh doanh tốt là giá cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại. Trong tương lai gần, khi dịch bệnh được kiểm soát, có thể thị trường sẽ quay trở lại trạng thái “bình thường” như trước đây, lúc này các nhà đầu tư hãy sáng suốt hơn khi lựa chọn cổ phiếu, đừng lao theo đám đông mà hãy tự trang bị kiến thức cho bản thân để đầu tư một cách hiệu quả nhất. 

Một cổ phiếu khiến nhà đầu tư phải “tròn mắt” trong thời gian gần đây chính là cổ phiếu CTCP Quốc tế Hoàng Gia (HOSERIC) khi tăng một cách chóng mặt kể từ đầu năm 2021. Tăng trần 34 phiên liên tiếp trong khi không có bất kỳ thông tin tích cực nào được công bố, RIC thiết lập đỉnh tại mức 46,150 đồng/cp (04/03), gấp 7.6 lần giá hồi đầu năm. Sau chuỗi tăng phi mã, giá cổ phiếu RIC quay đầu giảm sàn nhiều phiên liên tiếp và hiện đang giao dịch quanh mức 34,600 đồng/cp (10/03/2021).

Điều ngạc nhiên hơn chính là kết quả kinh doanh của đơn vị này khi doanh thu năm 2020 chỉ ở mức gần 126 tỷ đồng, thấp nhất kể từ khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán (2007). Khoản lỗ ròng gần 82 tỷ đồng trong năm 2020 đã nâng tổng lỗ lũy kế của ông chủ sòng bạc tại Hạ Long cán mốc 310 tỷ đồng.

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   VCT: Báo cáo tài chính năm 2020 (Công ty mẹ) (12/03/2021)

>   VCT: Công văn giải trình ý kiến trái ngược của Kiểm toán (12/03/2021)

>   VCT: Báo cáo tài chính năm 2020 (12/03/2021)

>   BEL: Báo cáo tài chính năm 2020 (12/03/2021)

>   PVM thận trọng với kế hoạch lợi nhuận 2021 đi ngang (13/03/2021)

>   HTR: Báo cáo tài chính năm 2020 (12/03/2021)

>   SCI đặt kế hoạch lãi trước thuế 2021 đi lùi 46% (12/03/2021)

>   DXD: Báo cáo tài chính năm 2020 (12/03/2021)

>   FBC: Báo cáo tài chính năm 2020 (12/03/2021)

>   FUEMAV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 11/03/2021 (12/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật