Thứ Ba, 23/03/2021 13:00

Khối công ty chứng khoán kỳ vọng gì cho năm 2021?

Hòa cùng kỳ vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021, khối công ty chứng khoán (CTCK) đề ra kế hoạch mang tông màu sáng sau năm 2020 đại thắng.

Bức tranh kế hoạch kinh doanh 2021 mang tông màu sáng

Năm 2020 có thể coi là một năm đại thắng với nhóm công ty chứng khoán khi nhóm này báo lãi sau thuế vào khoảng 10,683 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm trước

Bước sang năm 2021, kết quả kinh doanh của nhóm công ty chứng khoán được kỳ vọng tiếp tục tích cực, thể hiện qua những con số lợi nhuận mục tiêu đang lần lượt được công bố trên thị trường.

Thống kê sơ bộ, hầu hết các CTCK đã công bố kế hoạch 2021 đều đặt chỉ tiêu tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận trong năm mới. Có những công ty đặt kế hoạch tăng trưởng bằng lần chẳng hạn như Chứng khoán Đại Nam (DNSE), Chứng khoán An Phát (APG), Chứng khoán Quốc Gia (NSI).

Các công ty chứng khoán nhóm trên như Chứng khoán MB (MBS), Chứng khoán Bản Việt (VCI), Chứng khoán VNDirect (VND) đặt mục tiêu tăng trưởng vào khoảng 30% so với năm trước.

Tuy vậy, Chứng khoán Rồng Việt (VDS) lên kế hoạch lợi nhuận giảm nhẹ do lo ngại chi phí trong năm tăng mạnh. Công ty vẫn kỳ vọng tổng doanh thu cả năm 2021 sẽ tăng hơn 13% so với thực hiện năm trước, đạt 528 tỷ đồng.

Kế hoạch kinh doanh của một số CTCK đã công bố kế hoạch 2021
Đvt: Tỷ đồng

Kế hoạch kinh doanh của các CTCK đều được lên dựa trên kỳ vọng về diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 nhờ triển vọng thu hút đầu tư trên cơ sở kinh tế vĩ mô ổn định và mặt bằng lãi suất thấp, cùng với đó là triển vọng vắc xin và câu chuyện nâng hạng thị trường.

Chẳng hạn, VDS cũng dự báo VN-Index trong năm 2021 sẽ dao động trong khoảng 1,000 - 1,300 điểm với mức thanh khoản bình quân thị trường khoảng 9,000 - 10,000 tỷ đồng/phiên

VCI lên kế hoạch trên cơ sở VN-Index sẽ dao động quanh 1,250 điểm vào cuối năm. Theo dự báo từ bộ phận phân tích của VCI, tăng trưởng EPS của VN-Index sẽ đạt khoảng 30% cho năm 2021.

Trong kịch bản cơ sở của VND, công ty này dự báo chỉ số sàn HOSE sẽ trong khoảng 1,180 - 1,230 điểm. Thanh khoản bình quân cả năm đạt khoảng 9,500 tỷ đồng/phiên.

Chạy đua tăng vốn

Bên cạnh việc đặt kế hoạch tích cực, việc ráo riết tăng vốn cũng là một trong những điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh năm 2021 của các CTCK.

Năm 2021, VND sẽ phát hành thêm tối đa là hơn 220 triệu cổ phiếu mới cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền mua là 1:1. Mục đích của đợt chào bán này là tăng quy mô vốn hoạt động của công ty, mở rộng cho vay ký quỹ, năng lực kinh doanh nguồn trên thị trường vốn, bảo lãnh phát hành trái phiếu, phát hành và phân phối chứng quyền có đảm bảo.

Tương tự, Chứng khoán TP.HCM (HSC, HOSE: HCM) cũng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc phát hành hơn 152.5 triệu cổ phiếu với giá 14,000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để huy động 2,135 tỷ đồng, trong đó, Công ty dự kiến sẽ phân bổ cho hoạt động giao dịch ký quỹ 1,495 tỷ đồng.

Đối với Chứng khoán SSI (HOSE: SSI), Công ty chuẩn bị phát hành thêm gần 47 triệu cổ phần để thực hiện chuyển đổi 1,150 tỷ đồng trái phiếu thành cổ phiếu theo yêu cầu của trái chủ. Giá chuyển đổi là 24,541 đồng/cổ phiếu (đã được điều chỉnh theo điều khoản chống pha loãng). Ước tính sau khi thực hiện thành công vốn điều lệ của SSI tăng lên gần 6,500 tỷ đồng. Công ty cho biết việc quyết định chuyển đổi thành cổ phiếu là thông tin tích cực, đảm bảo duy trì nguồn lực tài chính vững chắc, tăng khả năng thực hiện các hoạt động như cho vay margin, phát hành trái phiếu… đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng và doanh nghiệp trong nước.

Chứng khoán Bản Việt cũng sẽ phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 nhằm tăng vốn lên gấp đôi.

Các CTCK nhóm dưới cũng không nằm ngoài động thái tăng vốn. Chứng khoán Everest (EVS) sẽ phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn lên 1,000 tỷ đồng, DNSE đặt mục tiêu tăng vốn từ 160 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Chứng khoán Đà Nẵng (UPCoM: DSC) lên phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, tăng vốn điều lệ từ 60 tỷ lên 1,000 tỷ đồng, gấp hơn 16 lần.

Tính đến cuối năm 2020, dư nợ cho vay toàn khối CTCK tăng mạnh 57% so với đầu năm lên mức 91.46 ngàn tỷ đồng. Thị trường chứng khoán tiếp tục sôi động dẫn tới nhu cầu muốn tăng nguồn cho vay margin của nhiều CTCK. Thông qua tăng vốn chủ sở hữu, các CTCK sẽ nâng giới hạn margin được phép cho vay. Bên cạnh đó, khối này cũng sẽ có thêm vốn để rót vào mảng cho vay.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Nam Long tiếp tục lọt top 10 chủ đầu tư uy tín ngành bất động sản 2021 (23/03/2021)

>   FUEMAV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 21/03/2021 (22/03/2021)

>   PGD: BCTC năm 2020 (22/03/2021)

>   KDH: BCTC Hợp nhất năm 2020 (22/03/2021)

>   KDH: BCTC năm 2020 (22/03/2021)

>   FTS: BCTC năm 2020 (22/03/2021)

>   SSB: BCTC năm 2020 (22/03/2021)

>   SSB: BCTC Hợp nhất năm 2020 (22/03/2021)

>   PGD: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế năm 2020 so với năm 2019 (22/03/2021)

>   SHP: BCTC năm 2021 (22/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật