Thứ Tư, 24/03/2021 09:18

Bài cập nhật

ĐHĐCĐ VIB: Dự kiến chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 40%

Sáng ngày 24/03/2021, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE: VIB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh 2021 và kế hoạch tăng vốn điều lệ.

Kết thúc Đại hội, tất cả tờ trình đều được thông qua.

Thảo luận

Chuyển đổi số đang được VIB thực hiện thế nào?

Trong 3 năm trở lại đây, VIB đã kết hợp với Amazon để chuẩn hóa dữ liệu đầu vào. Hiện tại, VIB có khoảng 15 dự án đang thực hiện đồng thời. Quá trình số hóa sẽ cho phép bán được lượng sản phẩm gấp 2 hoặc 3 so với lượng hiện nay trên thị trường.

Nhiều năm qua, VIB đã dành nhiều nguồn lực vào các sản phẩm ngân hàng số, phản ánh ở mức độ tăng trưởng trên 200% về số lượng thẻ và trên 300% về ứng dụng MyVIB.

Tỷ lệ Casa hiện tại là bao nhiêu? Kế hoạch các năm tới thế nào?

VIB là ngân hàng duy nhất có tín dụng bán lẻ chiếm 84% trên tổng tín dụng. Tại thời điểm năm 2017 thì tỷ lệ này rất thấp. Hiện VIB có gần 3 triệu khách hàng cá nhân giao dịch qua 166 chi nhánh, tỷ lệ Casa cũng đang phát triển đều và đi lên.

Riêng tỷ lệ Casa của mảng bán lẻ năm 2020 tăng 71%, tổng Casa của mảng bán lẻ chiếm khoảng 10%/tổng huy động bán lẻ. VIB đang có lộ trình đưa tỷ lệ Casa bán lẻ lên con số 20%/tổng huy động của mảng bán lẻ trong 1 – 1.5 năm tới. Hy vọng tỷ lệ Casa thời gian tới sẽ cải thiện nhiều hơn.

Tỷ lệ cấp tín dụng NHNN cho phép hơn 8%, tại sao lại đặt kế hoạch tăng 29.4%?

NHNN đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng chung là 12%, tuy nhiên linh động để thay đổi điều tiết theo diễn biến chung của thị trường. NHNN luôn thận trọng do đó sẽ giao chỉ tiêu tín dụng khoảng 7-8% lần đầu tiên cho các ngân hàng. Và còn tùy vào tốc độ tăng trưởng thực tế, chỉ tiêu này có thể điều chỉnh.

Sau khi phát hành riêng lẻ để tăng vốn 3% thì dự kiến hệ số CAR bao nhiêu?

Hệ số CAR tính đến nay lành mạnh, VIB là ngân hàng đầu tiên áp dụng Basel II, nội bộ áp dụng Basel III. Hiện hệ số CAR là 10.11%. Do đó, VIB cho rằng từ 9-11% đảm bảo an toàn cho cổ đông.

Định hướng mảng dịch vụ thu phí trong năm 3 – 5 năm tới thế nào? Tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm hay vẫn tập trung vào 2 mảng chính Bancassurance và thẻ tín dụng?

Bán lẻ chiếm 84% tổng dư nợ. Trong đó, VIB có thu phí của retail banking chiếm khoảng 20% thu nhập, 51% thu từ Bancassurance và phần còn lại thu từ phí thẻ tín dụng, phí giao dịch tài khoản… VIB mong rằng số thu phí sẽ tăng 20-30% trong 2-3 năm tới.

VIB đang dẫn đầu xu thế về số lượng thẻ cũng như phí giao dịch, lượng chi tiêu trên thẻ cũng tăng cao hơn 1.5 – 2 lần so với thị trường. Do đó, VIB sẽ theo tiến độ tập trung và việc dàn trải sẽ để cho giai đoạn sau, hiện tại tập trung vào MyVIB và credit card, đây cũng là lĩnh vực trọng tâm trong thời gian tới của VIB.

Kế hoạch tăng vốn điều lệ lên gần 16,000 tỷ đồng

Mở đầu Đại hội, Chủ tịch HĐQT VIB - ông Đặng Khắc Vỹ cho biết năm 2020, VIB đã giảm lãi suất từ 0.5 - 2%, thực hiện cơ cấu nợ cho hơn 2,500 khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19 với tổng dư nợ trên 3,400 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 98% trên tổng số đơn đề nghị cơ cấu nợ của khách hàng.

VIB cũng đã cho vay mới gần 140 tỷ đồng với lãi suất giảm từ 0.5 - 2% so với năm 2019, trong đó, cho vay khôi phục và duy trì sản xuất cho các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là hơn 12,000 tỷ đồng.

ĐHĐCĐ thường niên 2021 của VIB được diễn ra sáng ngày 24/03/2021

HĐQT VIB dự kiến tăng vốn điều lệ trong năm 2021 thông qua phương án tăng vốn, bao gồm tăng vốn bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng và dự kiến phát hành chào bán cổ phiếu. 

Cụ thể, VIB sẽ chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ với tỷ lệ 40%. Vốn điều lệ dự kiến tăng thêm tối đa gần 4,438 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2020, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của VIB là hơn 163 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 4,827 tỷ đồng.

Về việc tăng vốn từ phát hành chào bán cổ phiếu sau khi thực hiện tăng vốn bằng chia cổ phiếu thưởng), VIB dự kiến phát hành chào bán tối đa gần 46.6 triệu cp, vốn điều lệ tăng thêm tối đa sau khi chào bán là gần 466 tỷ đồng.

Nếu tăng vốn thành công, tổng mức vốn điều lệ của VIB sau các phương án tăng vốn sẽ tăng từ mức gần 11,094 tỷ đồng lên gần 16,000 tỷ đồng.

Với số vốn điều lệ tăng thêm, VIB dự kiến dùng 4,403 tỷ đồng để tăng cường cấp tín dụng, 300 tỷ đồng để đầu tư tài sản thanh khoản, và phần còn lại để đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, sản phẩm (100 tỷ đồng) và đầu tư nâng cấp mạng lưới chi nhánh (100 tỷ đồng).

Nếu tăng vốn điều lệ thành công, danh sách cổ đông lớn sở hữu cổ phần VIB vẫn không thay đổi. Commonwealth Bank of Australia vẫn là cổ đông sở hữu 20% vốn VIB. Tổng số cổ phần sở hữu của cổ đông nước ngoài vẫn là 20.32%, trong đó 0.02% là nhà đầu tư cá nhân và 20.3% là nhà đầu tư tổ chức.

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2021 tăng hơn 29%

Năm 2021, VIB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 7,510 tỷ đồng, tăng hơn 29% so với kết quả năm 2020. Tổng tài sản dự kiến tính đến cuối năm 2021 đạt 307,015 tỷ đồng, tăng gần 26% so với đầu năm.

Chỉ tiêu dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2021 là 224,800 tỷ đồng, tăng 31% so với đầu năm. Trong đó, bao gồm cho vay khách hàng, trái phiếu doanh nghiệp và mua nợ. Mức tăng trưởng tín dụng này có thể được điều chỉnh linh hoạt trong phạm vi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.

Tổng mức huy động vốn mục tiêu tăng hơn 31%, tăng lên mức 234,790 tỷ đồng, bao gồm cả huy động tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá. Nếu kế hoạch tăng vốn thành công, VIB sẽ kiểm soát tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn dưới 37%, hệ số CAR theo Basel II trên 8%. Đồng thời, VIB cũng dự kiến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) là 2.2% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) là 28.4%. Tỷ lệ LDR dưới 85%.

Năm 2020, lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 5,803 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2019. Tổng tài sản tính đến cuối năm 2020 đạt 244,676 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng và huy động vốn lần lượt đạt 171,545 tỷ đồng và 178,908 tỷ đồng, tăng 29% và 28%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 1.46%.

ĐHĐCĐ 2020 đã thông qua phê duyệt tổng mức thù lao chi trả cho các thành viên HĐQT và thành viên BKS tối đa 0.75% lợi nhuận trước thuế 2020. Theo đó, mức thù lao tối đa được sử dụng là 43.52 tỷ đồng. Năm 2021, HĐQT VIB tiếp tục trình tổng thù lao sẽ chi trả cho thành viên HĐQT và thành viên BKS tối đa 0.75% lợi nhuận trước thuế 2021.

VIB cũng đã chính thức niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) vào ngày 10/11/2020 với vốn hóa thời điểm niêm yết hơn 30,323 tỷ đồng, tương đương 1.3 tỷ USD. Hiện giá cổ phiếu VIB đang được giao dịch quanh mức 44,500 đồng/cp (chốt phiên 22/03), tăng 39% so với giá tham chiếu ngày đầu lên sàn.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   MSB: Tờ trình thông qua kế hoạch thay đổi tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài (23/03/2021)

>   MSB: Tờ trình thông qua kế hoạch thay đổi tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài (23/03/2021)

>   CFPT2013: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn Chứng quyền CFPT2013 (23/03/2021)

>   Chứng quyền CFPT2013: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn (23/03/2021)

>   TRC: Thông báo thời gian, địa điểm họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 và bổ nhiệm thư ký HĐQT (23/03/2021)

>   Lãi ròng TEG năm 2020 tăng mạnh hậu kiểm toán (23/03/2021)

>   Doanh thu Vĩnh Hoàn giảm 31% trong tháng 2 (23/03/2021)

>   IBC: Nghị quyết HĐQT về việc triệu tập ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 (22/03/2021)

>   PHS: Link công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 (23/03/2021)

>   HRC: Bổ sung thông tin trên BCTC kiểm toán năm 2020 (23/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật