Thứ Tư, 03/03/2021 08:59

Đất sốt chỉ ở miệng 'cò'

Bài học qua rất nhiều cơn sốt đất ảo cho thấy nguyên nhân gây sốt thường chỉ xuất phát từ nhóm người môi giới 'nổ' khu vực này, khu vực kia được quy hoạch dự án... nhằm trục lợi.

* Sân bay còn 'trên giấy', cò đất đã thổi giá

* Bộ trưởng Trần Hồng Hà chỉ rõ bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai

* Cảnh báo rủi ro khi đổ xô mua bán đất sau thông tin quy hoạch sân bay

Giới đầu tư, “cò” đổ xô về khu vực Hớn Quản để thổi giá đất lên cao, dù dự án chỉ mới bàn bạc trên giấy. Ảnh: Hoàng Giáp

Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2021, tại Bình Phước đã có 2 cơn sốt đất chớp nhoáng diễn ra ở khu vực xã An Khương (H.Hớn Quản) - địa điểm được cho là sẽ xây dựng “sân bay Técníc, và dọc tuyến đường ĐT753 (H.Đồng Phú) - nơi được cho là có dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT753 và xây cầu Mã Đà đi sân bay Long Thành (Đồng Nai).

Cả 2 cơn sốt đất trên đều ít nhiều liên quan đến các kiến nghị của UBND tỉnh Bình Phước trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ ngày 14.1.2021. Sau buổi làm việc, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng, theo đó cả 2 kiến nghị này chỉ mới được Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì phối hợp các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất phương án và xem xét… Thế nhưng, khi mới nghe ngóng được thông tin, giới đầu cơ, “cò” đất đã ùn ùn kéo về 2 khu vực trên để môi giới, thổi giá, “lướt sóng”... gây mất trật tự ở địa phương. Sau khi báo chí vào cuộc phản ánh, phân tích, địa phương khuyến cáo thì các đối tượng đầu cơ, “cò” đất nhanh chóng rút đi, để lại các “nhà đầu tư” ngơ ngác với giá đất rơi về “mặt đất”.

Không chỉ tại Bình Phước, tình trạng sốt đất ảo này cũng xảy ra ở nhiều địa phương khác như xã Bình Ba (H.Châu Đức, Bà Rịa- Vũng Tàu) vào tháng 2.2020, khi các đối tượng tung thông tin về một tập đoàn lớn sẽ đầu tư dự án, dù UBND tỉnh này mới chỉ đồng ý về chủ trương.

Sau những cơn sốt đất ảo đi qua, hầu hết các khu vực bị đẩy giá, thổi giá đều sẽ nhanh chóng quay trở lại giá trị thực của nó và những “nhà đầu tư” cũng nhanh chóng vỡ mộng làm giàu, thậm chí lâm cảnh nợ nần khi những khoản đầu tư, mua đất có thể từ tiền vay mượn người thân, ngân hàng.

Bài học qua rất nhiều cơn sốt đất ảo cho thấy nguyên nhân gây sốt thường chỉ xuất phát từ nhóm người môi giới “nổ” khu vực này, khu vực kia được quy hoạch dự án... nhằm trục lợi. Vì thế, người dân cần tỉnh táo, cảnh giác trước những chiêu trò của giới đầu cơ, “cò đất” để tránh mất trắng vì những cái ảo, không thực chất đó.

Hoàng Giáp

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Sân bay còn 'trên giấy', cò đất đã thổi giá (01/03/2021)

>   Rộ bán cắt lỗ căn hộ chung cư ở Hà Nội (25/02/2021)

>   Giá chung cư Hà Nội và Tp.HCM nhích nhẹ trong tháng 1/2021 (26/02/2021)

>   Văn phòng giá rẻ hút khách trở lại (24/02/2021)

>   Nhà đất Hong Kong 11 năm đắt đỏ nhất thế giới (23/02/2021)

>   Bất động sản công nghiệp "cứu" thị trường (22/02/2021)

>   Bong bóng giá bất động sản phình to nhưng khó vỡ (20/02/2021)

>   Loạt chính sách giúp thị trường bất động sản năm 2021 khởi sắc (19/02/2021)

>   Bất động sản TP.HCM năm 2021 cần lực đẩy nào? (18/02/2021)

>   Những tuổi nào “mua may bán đắt” khi đầu tư bất động sản năm 2021? (18/02/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật