Thứ Hai, 22/03/2021 08:30

AAT kinh doanh ra sao trước thềm lên sàn HOSE?

34.8 triệu cp AAT của CTCP Tiên Sơn Thanh Hóa sẽ xuất hiện trên bảng điện HOSE ngày 24/03/2021. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 10,600 đồng/cp. Đây là doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển hơn 25 năm, trụ sở tọa lạc tại Khu công nghiệp Bắc Sơn, Thanh Hóa.

Trụ sở CTCP Tiên Sơn Thanh Hóa tọa lạc tại số 09 KCN Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Phường Bắc Sơn, Thị Xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

AAT tiền thân là Công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hóa, thành lập vào năm 1995. Đơn vị này trở thành công ty đại chúng vào năm 2014 và đổi tên thành CTCP Tiên Sơn Thanh Hóa. Hiện nay vốn điều lệ công ty đạt 348 tỷ đồng.

Lĩnh vực kinh doanh chính của AAT là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Theo ông Trịnh Xuân Lâm - Chủ tịch HĐQT chia sẻ, Công ty hiện đang sở hữu 6 nhà máy may xuất khẩu với giá trị đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Tổng cộng các nhà máy có 161 chuyền may, công suất trung bình 2,350,000 sản phẩm/tháng.

“Năm 2019, Công ty đã tiếp tục đầu tư dự án nhà máy may xuất khẩu Quý Lộc (tổng vốn đầu tư 166tỷ đồng), dự kiến năm 2021 sẽ hoàn thành, góp phần làm tăng năng lực hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh”, ông Lâm nói thêm.

Về chiến lược lâu dài, lãnh đạo AAT cho biết Công ty sẽ phát triển mở rộng các Nhà máy.

Nhà máy xuất khẩu Yên Đình. Nguồn: AAT
Nhà máy xuất khẩu Nga Sơn. Nguồn: AAT

3 mũi nhọn kinh doanh

Hoạt động chính của AAT là may xuất khẩu, với phân khúc hàng gia công xuất khẩu chiếm toàn bộ hoạt động sản xuất. Công ty đã ký kết hợp đồng với các đơn vị trung gian như Fats East International Limited (Hồng Kông), Công ty TNHH May Phoenix (Đài Loan, chi nhánh Việt Nam), Land’n Sea Inc (Mỹ),… để thực hiện các đơn đặt hàng theo yêu cầu, chủ yếu là các sản phẩm may mặc của các hãng thời trang nước ngoài như: Cheong San, Walmart, Premier Levy,…

Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ (chiếm 60%), Hàn Quốc (chiếm 30%) và các nước khác chiếm 10%. Hiện Công ty đang tìm kiếm các đối tác có địa bàn kinh doanh ở EU.

Gia công hàng may mặc là hoạt động kinh doanh chính của AAT

Thứ hai, AAT tham gia kinh doanh thương mại từ năm 2017, với việc thành lập chi nhánh trong Tây Nguyên (cụ thể là tại TP Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk) với mặt hàng chính là cà phê. Công ty chủ yếu đóng vai trò trung gian thực hiện mua và phân phối lại quanh khu vực Tây Nguyên. Hoạt động này cũng tạo doanh thu phần lớn cho AAT. Trong thời gian tới Công ty sẽ đẩy mạnh xuất khẩu cà phê nhằm đa dạng hóa cơ cấu doanh thu đồng thời góp phần vào việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Thứ ba, với chủ trương phát triển Bất động sản công nghiệp, AAT đã và đang cho thuê nhà xưởng như Nhà máy may Xuất khẩu (XK) Yên Định, Nhà máy may XK Triệu Sơn, Nhà máy may XK Sơn Hà - thị xã Bỉm Sơn và đang sử dụng Nhà máy may XK Nga Sơn, nhà máy may XK Kim Tân, nhà máy may XK Thọ Xuân để thực hiện việc gia công cho các đơn đặt hàng xuất khẩu. Ngoài ra Công ty còn thuê gia công lại với một số các đơn vị khác như CTCP May Tatsu và CTCP DG Win Việt Nam, CTCP Great Vina gia công cho Công ty. Một số nhà xưởng được cho thuê đã tạo ra nguồn doanh thu và lợi nhuận ổn định hàng năm.

Tình hình tài chính

Về tình hình kinh doanh, kết thúc năm 2020, AAT đạt doanh thu 287 tỷ đồng, lãi sau thuế 14.7 tỷ đồng. Kết quả này phản ánh tình hình kinh tế khó khăn chung của nền kinh thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng trước tác động của dịch Covid-19.

Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản của AAT đang đạt 580 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt chiếm khoảng 20 tỷ đồng, hàng tồn kho 17 tỷ đồng, lần lượt tăng gấp 3 lần và giảm 29% so với hồi đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 19%, ghi nhận 134 tỷ đồng.

Nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2020 giảm 18% so với đầu năm, xuống còn 155 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ ngắn hạn hơn 92 tỷ đồng (tăng 30%) và dư nợ dài hạn gần 63 tỷ đồng (giảm 47%).

Triển vọng sáng năm 2021

Năm 2021, AAT lên kế hoạch doanh thu thuần đạt trên 500 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 50 tỷ đồng. Công ty dự kiến trả cổ tức với tỷ lệ 10-15%.

Trong cơ cấu doanh thu, mảng gia công xuất khẩu đóng góp khoảng 150 tỷ đồng, mảng xuất khẩu cà phê đóng góp khoảng 350 tỷ đồng, mảng cho thuê nhà xưởng đóng góp khoảng 30 tỷ đồng.

Để thực hiện mục tiêu trên, lãnh đạo AAT đề ra những định hướng cụ thể như tập trung vào các lĩnh vực chính có doanh thu và lợi nhuận cao. Đối với ngành may XK, khai thác triệt để lợi thế của các hiệp định thương mại tự do, tìm kiếm đối tác có tiềm năng để mở rộng thị trường XK sang EU nhằm tăng tỷ trọng doanh thu. Đối với các thị trường truyền thống, Công ty sẽ khai thác các mặt hàng gia công có giá trị cao, số lượng lớn. Tiếp tục đầu tư về công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất nâng cao năng suất lao động.

Đối với ngành nông sản, AAT dự kiến phát huy những lợi thế đang có phát triển thêm các kênh phân phối, tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư với nước ngoài để mở rộng thị trường XK tăng tỷ trọng doanh thu đáng kể so với 2020.

Về lĩnh vực nhà xưởng cho thuê, Công ty tiếp tục tìm kiếm quỹ đất để đầu tư xây dựng cụm công nghiệp, đầu tư thêm nhà máy để đón các nhà đầu tư nước ngoài theo hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

FILI

Các tin tức khác

>   HU6: Giải trình ý kiến kiểm toán ngoại trừ BCTC năm 2020 (21/03/2021)

>   NBR: Báo cáo thường niên 2020 (21/03/2021)

>   SDV: Báo cáo tài chính năm 2020 (Công ty mẹ) (21/03/2021)

>   SDV: Báo cáo tài chính năm 2020 (21/03/2021)

>   VQC: Báo cáo tài chính năm 2020 (21/03/2021)

>   VIR: Giải trình ý kiến từ chối của Kiểm toán viên trên Báo Cáo Tài Chính đã được kiểm toán năm 2020 (21/03/2021)

>   DDV: Báo cáo thường niên 2020 (21/03/2021)

>   HBH: Báo cáo thường niên 2020 (21/03/2021)

>   HBH: Báo cáo thường niên 2020 (21/03/2021)

>   VNX: Báo cáo thường niên 2020 (21/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật