Thứ Hai, 01/02/2021 17:41

Vietnam Airlines lỗ ròng 373 tỷ đồng trong quý 4

Dù vẫn lỗ ròng, nhưng hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vietnam Airlines đã có lãi trở lại nhờ sự sôi động của thị trường nội địa trong những tháng cuối năm 2020.

Quý 4/2020, Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần hơn 8,202 tỷ đồng và lãi gộp hơn 515 tỷ đồng, giảm tương ứng 64% và 63% so với cùng kỳ. Dù giảm mạnh, nhưng hoạt động kinh doanh cốt lõi của hãng hàng không quốc gia đánh dấu sự cải thiện mạnh mẽ sau 3 quý lỗ gộp liên tiếp.

Gia tăng thêm áp lực lên Vietnam Airlines là khoản doanh thu tài chính giảm 36%, lợi nhuận khác giảm 40% trong khi khoản đầu tư từ công ty liên doanh, liên kết – phần lớn đều có liên quan tới ngành hàng không – ghi nhận lỗ 46 tỷ đồng, trái ngược với số lãi 11 tỷ đồng của cùng kỳ.

Kết quả là hãng hàng không này ghi nhận lỗ ròng 373 tỷ đồng trong quý cuối năm 2020, trong khi cùng kỳ lãi 35 tỷ đồng.


Nguồn: VietstockFinance. Đvt: Tỷ đồng

Lũy kế cả năm 2020, Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần hơn 40,613 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ, đồng thời lỗ ròng tới 10,845 tỷ đồng. Tuy vậy, kết quả này vẫn khả quan hơn so với ước tính lỗ hợp nhất 14,445 tỷ đồng trước đó từ phía Vietnam Airlines.

Chênh lệch đáng kể với ước tính năm 2020 một phần đến từ việc Vietnam Airlines đã được Chính phủ cho phép thay đổi sang cách tính khấu hao máy bay và phân bổ chi phí bảo dưỡng máy bay, động cơ theo tỷ lệ tổng giờ khai thác thực tế so với kế hoạch chứ không áp dụng phương pháp đường thẳng. 

Trong năm 2020, Vietnam Airlines khai thác khoảng 96,500 chuyến bay, giảm hơn 48% so với năm ngoái vì Covid-19. Với số chuyến bay giảm mạnh, việc thay đổi cách tính khấu hao theo tỷ lệ tổng giờ khai thác thực tế sẽ làm giảm bớt chi phí của hãng hàng không với biểu tượng sen vàng.

Nguồn: BCTC Vietnam Airlines quý 4/2020

Tại thời điểm cuối năm, Vietnam Airlines ghi nhận sự sụt giảm mạnh về tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, gần 2,141 tỷ đồng, tức giảm hơn 67% so với đầu năm. Trong khi đó, nợ ngắn hạn lên đến 33,037 tỷ đồng, bao gồm 11,187 tỷ đồng là vay và thuê nợ tài chính ngắn hạn. Điều này cho thấy những áp lực nặng nề về thanh khoản của hãng hàng không quốc gia.

Cứu trợ từ phía Chính phủ

Năm 2020, hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines bị giáng đòn nặng nề sau khi hai đợt bùng phát Covid-19 đã “xua đuổi” hành khách ra khỏi sân bay, đồng thời khiến thị trường quốc tế phải đóng cửa. Nhờ Việt Nam sớm kiểm soát được dịch bệnh, thị trường nội địa đã sôi động trở lại và trở thành nơi tập trung mọi nguồn lực của các hãng hàng không.

Tuy nhiên, hồi phục chưa được bao lâu thì đợt bùng phát dịch thứ 3 lại ập đến với tâm chấn Quảng Ninh và gieo rắc nỗi ám ảnh cho cả ngành hàng không.

Ở mặt tích cực, vắc-xin trị Covid-19 đang được phân phối rộng khắp thế giới và được kỳ vọng là “liều thuốc” hóa giải những khó khăn hiện tại của ngành hàng không.

Ngoài ra, Vietnam Airlines còn nhận được “phao cứu trợ” từ Chính phủ, với gói tái cấp vốn tối đa 4,000 tỷ đồng, lãi suất 0% cũng như thông qua phương án chào bán 8,000 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu trong nửa đầu năm 2021.

Trong giai đoạn 2021-2025 tới đây, Vietnam Airlines sẽ tập trung khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Hãng hàng không quốc gia cũng triển khai phương án tái cơ cấu tổng thể, bao gồm tái cơ cấu sở hữu vốn và tài chính; tái cơ cấu lại tài sản và các danh mục đầu tư; tái cơ cấu lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm tinh gọn, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp với các nghiệp vụ bán/bán và thuê lại (SLB) các tàu bay sở hữu.

* Chính phủ thông qua giải pháp 'cứu' Vietnam Airlines

* Vietnam Airlines đón Tổng Giám đốc mới

* Vietnam Airlines sẽ huy động 8,000 tỷ đồng bằng cổ phiếu trong nửa đầu năm 2021

* Vietnam Airlines tái cơ cấu tổng thể và câu chuyện tương lai 3 năm

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   GTN: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2020 (01/02/2021)

>   GTN: BCTC quý 4 năm 2020 (01/02/2021)

>   HAS: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020 (01/02/2021)

>   LGC: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020 (01/02/2021)

>   GIL: BCTC quý 4 năm 2020 (01/02/2021)

>   GIL: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2020 (01/02/2021)

>   PTB: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020 (01/02/2021)

>   LIG: Báo cáo tài chính quý 4/2020 (01/02/2021)

>   VIF: Báo cáo quản trị công ty năm 2020 (01/02/2021)

>   KMT: Báo cáo quản trị công ty năm 2020 (01/02/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật