Thứ Tư, 24/02/2021 09:00

Thị trường chứng khoán 2021 liệu sẽ ra sao?

Có thể nói trong cả thập kỷ qua chưa khi nào nhà đầu tư (NĐT) bước vào năm mới 2021 với một tâm thế hứng khởi đến vậy. Vượt đỉnh lịch sử dường như không còn là ước mơ nữa khi mà chỉ còn một khoảng cách nhỏ, rất nhỏ thôi là chúng ta sẽ bước vào một trang mới. Đồng hành với NĐT, rất nhiều báo cáo chiến lược 2021 được phát hành với những kỳ vọng lớn lao đã tạo cho những NĐT thêm động lực. Tuy nhiên việc vượt đỉnh 1,200 điểm sẽ không đơn giản như mọi người lầm tưởng.

Ông Nguyễn Hữu Bình – Giám đốc Ban đầu tư Tổng CTCP Bảo Hiểm Sài Gòn - Hà Nội

Tại sao NĐT lại có một kỳ vọng lớn lao đến như vậy trong khi cả thế giới cũng như Việt Nam vẫn đang vật lộn với dịch Covid-19. Kinh tế toàn cầu tụt dốc thảm hại, nhiều ngành nghề, nhiều người lao động chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 2.91% thấp nhất trong hàng chục năm qua nhưng vẫn là Quốc gia đứng hàng đầu về tăng trưởng kinh tế. 

Yếu tố đầu tiên phải nhắc đến là tiền rẻ, một trong những công cụ cũng đang “giúp” cho thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu tăng mạnh trong năm 2020. Sự xuất hiện của Covid-19 buộc tất cả các Ngân hàng Trung ương (NHTW) đồng loạt thực thi chính sách nới lỏng, đồng thời bơm ra thị trường một lượng tiền vô cùng lớn. Với mục tiêu đẩy mạnh đầu tư và tạo công ăn việc làm cũng như tiền trợ cấp cho người dân bị ảnh hưởng dịch bệnh.

Nhưng khi tất cả người dân bị buộc phải ở nhà, lại bỗng dưng nhận một khoản tiền lớn từ Chính phủ thì TTCK, các kênh online bất ngờ trở thành nơi những NĐT mới mẻ gia nhập. Họ, những NĐT được gọi là F0 này chưa từng đầu tư chứng khoán nhưng lại vô cùng lạc quan đã đẩy mạnh giá bất kỳ cổ phiếu nào. Họ không cần quá quan tâm đến doanh nghiệp mà đôi khi nó chỉ là ý thích. Câu chuyện về cổ phiếu Zoom Technologies, hay GameStop là một ví dụ thú vị khi giá cổ phiếu bất ngờ tăng vài trăm %. Với Zoom Technologies, NĐT đã nhầm với công ty phần mềm Zoom Video Communications Inc, còn với GameStop chỉ đơn giản là “ghét” giới bán khống nói xấu về doanh nghiệp.

Việt Nam dù không thật cụ thể nhưng cũng nằm trong những quốc gia thực thi các biện pháp nới lỏng. Hàng loạt các chính sách đã khiến cho lãi suất giảm mạnh, làm mất đi sự hấp dẫn đối với dòng tiền nhàn rỗi. Trong bối cảnh đó, những kênh đầu tư truyền thống như vàng, ngoại tệ, BĐS đều gặp khó khăn. TTCK bỗng nhiên trở thành kênh đầu tư thu hút nhất với tất cả NĐT không chỉ nhỏ lẻ mà cả những người có rất nhiều tiền. Ngay cả những doanh nghiệp cũng tham gia cuộc chơi này khi ngành nghề kinh doanh của họ chịu tác động mạnh bởi dịch.

Như vậy có thể nhận thấy 2 yếu tố cơ bản là động lực lớn nhất thúc đẩy TTCK tăng vọt trong giai đoạn ngắn vừa qua là tiền rẻ, kênh đầu tư hạn chế và những NĐT mới. Giống hệt với TTCK toàn cầu, những nhà đầu tư F0 của Việt Nam cũng nhanh chóng gia nhập cùng lượng tiền lớn đổ vào. Cộng hưởng với đó là những báo cáo phân tích đầy nhiệt huyết với những kỳ vọng lớn lao đã thúc đẩy những NĐT này lao vào cuộc chơi đầy rủi ro. TTCK lập tức có một bước tiến dài so với những gì doanh nghiệp làm được trong năm 2020. Nó cũng khiến TTCK không còn là nơi phản ánh nền kinh tế nữa mà đúng nghĩa là cuộc chơi của tiền.

Khi mà nhiều NĐT đều đang hồ hởi với mức lợi nhuận khổng lồ trong ngắn hạn, những cổ phiếu tăng kịch biên độ mỗi ngày xuất hiện ngày càng nhiều và bản hùng ca “mua là thắng” được hát vang thì bộ mặt thật của nó đã hiện về. “Cú tát mạnh” ngày 19/01 là tín hiệu mà chỉ những nhà đầu tư Fn mới hiểu nhưng với rất nhiều NĐT khác, bằng sự lạc quan đã tiếp tục mua vào. Tuy nhiên, phiên giao dịch 28/01 vừa qua đã thực sự khiến NĐT hốt hoảng khi thị trường thực sự xuất hiện cảnh bán tháo, nó mạnh đến nỗi khiến cho tất cả các mã trong rổ VN30 “trắng bên mua”, điều chỉ xuất hiện giai đoạn năm 2008. Chỉ số VN-Index đã mất đến 74 điểm, mức điểm cao nhất trong lịch sử.

Những NĐT thuộc nhóm Fn có lẽ đã đôi lần thấm thía với câu nói nổi tiếng với TTCK Việt Nam là “đi lên thang bộ nhưng đi xuống thang máy” nhưng giờ sẽ là bài học đầu tiên cho nhà đầu tư F0. Khi áp lực vẫn còn và đỉnh lịch sử ngày một xa tầm với thì đến khi nào chúng ta mới có thể chinh phục.

Thế mới là TTCK, nơi đôi khi kỳ vọng quá mức thì nó sẽ khó thành hiện thực. Nhưng khi mọi người cho rằng thật khó khăn có khi lại trở nên đơn giản vô cùng.

Vậy TTCK năm 2021 liệu sẽ ra sao?

Đầu tiên phải nhắc đến rằng nền kinh tế Việt Nam đã chứng minh sự chống chọi tốt với dịch bệnh khi có mức tăng trưởng dương trong bối cảnh rất nhiều quốc gia tăng trưởng âm. Việc khống chế hiệu quả  không chỉ 1 lần, Việt Nam cũng là quốc gia hiếm hoi xử lý dịch bệnh tốt , tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trong nước. Thế giới đã từng rất ngạc nhiên với những bức ảnh đón Giáng sinh cũng như năm mới 2021 tràn ngập người. Vì thế mà nhiều báo cáo của các Tổ chức lớn đã đánh giá cao về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021.

Thứ nữa, chúng ta cũng phải đồng thuận rằng lãi suất tiết kiệm sẽ chưa thể tăng khi mà dòng tiền tại các Ngân hàng rất dồi dào. Như vậy tiền rẻ vẫn sẽ tiếp tục là câu chuyện lớn cho năm 2021 này. Một thực tế khác là các kênh đầu tư có thể sinh lời khác vẫn không thể hấp dẫn như TTCK, đặc biệt sau nhịp điều chỉnh này. Vì thế có lý do để tin rằng TTCK vẫn sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn trong năm nay.

Tuy nhiên trước mắt chúng ta là một nhịp điều chỉnh đủ lớn, đủ khiến cho NĐT cảm thấy sợ hãi. Theo thống kê thì thị trường chưa sớm bình ổn trở lại chỉ bằng một vài phiên sau khi đã xuất hiện những nhịp giảm điểm mạnh đến vậy. Thị trường cần một thời gian đủ dài để phân hóa những biến động thời gian qua. Cần nhớ rằng, trước khi có nhịp tăng mạnh này đầu tháng 11 thì TTCK toàn cầu vẫn vật lộn với dịch. Một xu thế tăng của TTCK cần phải được xác nhận bởi đà tăng của nền kinh tế chứ không phải bằng tiền. Bong bóng đã hình thành khắp nơi và đó có thể là điểm kết cho những NĐT đến sau.

Vì thế, hãy đón nhận nhịp điều chỉnh này là một sự cần thiết với các NĐT, bỏ đi tư tưởng và suy nghĩ TTCK là nơi kiếm tiền một cách đơn giản và dễ dàng. Hãy là một nhà đầu tư thực thụ và chỉ như vậy những NĐT mới có thể kiếm được lợi nhuận lớn. Thị trường sẽ phân hóa mạnh sau nhịp điều chỉnh này và dòng tiền sẽ hướng tới những cổ phiếu cơ bản, có kết quả kinh doanh tích cực. Có thể một nhịp bùng nổ nữa sẽ lại xuất hiện nhưng về cơ bản nó sẽ phải phản ánh đúng về kinh tế cũng như sức khỏe của doanh nghiệp.

Năm 2020 đã qua đi để lại trong tâm trí NĐT điều duy nhất: Bất ngờ. Và biết đâu đó có thể năm 2021 này cũng sẽ để lại cho nhiều NĐT sự bất ngờ thú vị khi thị trường sẽ thiết lập một kỷ lục mới.

Nguyễn Hữu Bình – Giám đốc Ban đầu tư Tổng CTCP Bảo Hiểm Sài Gòn - Hà Nội

FILI

Các tin tức khác

>   DCF: THÔNG BÁO THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU CÓ QUYỀN BIỂU QUYẾT (23/02/2021)

>   Thông tư 120: Diện mạo mới thị trường chứng khoán (23/02/2021)

>   Nhịp đập Thị trường 23/02: Cú bứt tốc của GVR (23/02/2021)

>   FUESSVFL: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 23/02/2021 (23/02/2021)

>   FUEVFVND: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 23/02/2021 (23/02/2021)

>   APEC: Thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ (23/02/2021)

>   FUEVN100: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 23/02/2021 (23/02/2021)

>   E1VFVN30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 23/02/2021 (23/02/2021)

>   FUESSV30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 23/02/2021 (23/02/2021)

>   FUEMAV30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 23/02/2021 (23/02/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật