Thứ Năm, 25/02/2021 17:55

Thêm gần 5,5 tỷ USD vốn FDI, công nghiệp chế biến chế tạo dẫn đầu

Thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt kết quả tích cực, khi trong 2 tháng đầu năm, có 5,46 tỷ USD vốn đăng ký, 2,5 tỷ USD vốn thực hiện.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 3 tỷ USD, chiếm 55,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/02/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,46 tỷ USD, bằng 84,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 2,5 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo đó, có 126 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 74,8% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 3,31 tỷ USD, giảm 33,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Về vốn điều chỉnh, có 115 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 23,8% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,61 tỷ USD, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ.

Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 445 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 71,9% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 543,1 triệu USD, giảm 34,4% so với cùng kỳ.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 3 tỷ USD, chiếm 55,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,44 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký gần 485 triệu USD và gần 153 triệu USD.

Theo đối tác đầu tư, đã có 46 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 1.64 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,07 tỷ USD, chiếm 19,6% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,05 USD, chiếm 19,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hoa Kỳ,…

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư đã đầu tư vào 43 tỉnh, thành phố, trong đó Cần Thơ dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,31 tỷ USD, chiếm 24,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hải Phòng đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký gần 918 triệu USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư. Bắc Giang đứng thứ ba với gần 573 triệu USD, chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh,…

BT

Báo Chính phủ

Các tin tức khác

>   Mỹ tố các website, chợ lớn ở Việt Nam bán hàng giả, vi phạm bản quyền (25/02/2021)

>   Doanh nghiệp vận tải điêu đứng vì Covid-19 (25/02/2021)

>   Doanh nghiệp bị ảnh hưởng gì với đợt dịch thứ ba (25/02/2021)

>   Cạnh tranh từ Ấn Độ có thể gây sức ép lên xuất khẩu tôm Việt Nam (25/02/2021)

>   Việt Nam vượt Thái Lan, xếp hạng 8 về Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 (24/02/2021)

>   TP HCM xem xét mở lại một số dịch vụ (24/02/2021)

>   Đồng bằng sông Cửu Long: Trăn trở tìm lối đi mới cho xuất khẩu thủy sản (24/02/2021)

>   3 xu hướng của thương mại điện tử năm nay (24/02/2021)

>   Hết hạn hợp đồng, lao động Việt tại Hàn Quốc được ở lại làm thời vụ (24/02/2021)

>   Đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6% (23/02/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật