Thứ Sáu, 19/02/2021 21:16

Tencent đạt thỏa thuận khoản vay kỷ lục 8,3 tỷ USD

Theo nguồn tin thân cận của Bloomberg, hãng công nghệ khổng lồ Tencent vừa đạt được thỏa thuận về một khoản vay trị giá 8,3 tỷ USD. Đây là khoản vay hợp vốn nước ngoài lớn nhất tại châu Á dành cho một công ty Trung Quốc kể từ năm 2016.

Khoản vay của Tencent là thương vụ hợp vốn bằng ngoại tệ lớn nhất cho một doanh nghiệp Trung Quốc kể từ năm 2016 - Ảnh: Getty Images

Nguồn tin cho biết, khoản vay này được hợp vốn bởi 12 ngân hàng với quy mô ban đầu là 6 tỷ USD và sẽ được dùng vào các mục đích kinh doanh chung của Tencent. 

Trong suốt thập kỷ qua, Tencent - công ty mẹ của ứng dụng tin nhắn WeChat - đã phát triển sang nhiều lĩnh vực khác, bên cạnh mảng truyền thông xã hội và game cốt lõi. Công ty này đã rót hàng tỷ USD mua cổ phần của nhiều startup tiềm năng đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực khác như giao thực phẩm. Tháng trước, Tencent cũng nhận được khoản vay 1,3 tỷ Euro (1,6 tỷ Euro) để mua thêm cổ phần tại công ty Universal Music Group International Ltd.

Khoản vay "khủng" của Tencent được thực hiện trong bối cảnh các hãng công nghệ khổng lồ của Trung Quốc đua nhau vay nợ. Đầu tháng này, tập đoàn Alibaba phát hành 5 tỷ USD trái phiếu, trong khi đó hãng công nghệ Baidu Inc. cũng đang tìm kiếm một khoản vay hợp vốn quy mô lớn nhất từ trước tới nay. 

Khoản vay của Tencent là thương vụ hợp vốn bằng ngoại tệ lớn nhất cho một doanh nghiệp Trung Quốc kể từ năm 2016, khi Tập đoàn Hóa chất Quốc gia Trung Quốc vay 12,7 tỷ USD, theo dữ liệu của Bloomberg. 

WeChat hiện là "xương sống" trong quá trình chuyển đổi của Tencent. Nền tảng tiên phong này hiện có mặt trong mọi mặt cuộc sống hàng ngày của hơn một tỷ người dân tại Trung Quốc, giúp họ làm mọi thứ từ đặt chuyến đi cho đến mua thực phẩm. Tính năng chia sẻ video mới tương tự như TikTok của WeChat đang giúp các nhà cổ đông thêm tự tin rằng ứng dụng này sẽ tiếp tục đi đầu trong lĩnh vực truyền thông xã hội của Trung Quốc. 

Trong bối cảnh giới chức Trung Quốc tiến hành điều tra tập đoàn đối thủ Alibaba cũng như yêu cầu cải tổ công ty tài chính Ant Group Co. của Alibaba, Bắc Kinh chưa có động thái trực tiếp nào nhằm vào đế chế trực tuyến của Tencent. Điều này đã giúp cổ phiếu Tencent mau chóng phục hồi sau đợt bán tháo vào tháng 11/2020, khi cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc công bố khung pháp lý mới đối với lĩnh vực internet của nước này. Tencent hiện đang tiệm cận mốc vốn hóa 1.000 tỷ USD, sau khi tăng gần 200 tỷ USD trong năm nay. 

Ngọc Trang

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Giá gỗ tại Mỹ vượt 1,000 USD lần đầu tiên trong lịch sử (19/02/2021)

>   Những đóng góp của Maradona cho chính sách tiền tệ (19/02/2021)

>   Dầu quay đầu giảm sau khi chạm đỉnh 13 tháng (19/02/2021)

>   Vàng thế giới dao động gần mức đáy nhiều tháng khi lãi suất trái phiếu Mỹ tăng (19/02/2021)

>   NHTW Trung Quốc bơm 31 tỷ Nhân dân tệ thông qua cơ chế cho vay trung hạn (18/02/2021)

>   'Núi' nợ thế giới cao kỷ lục 281.000 tỷ USD (18/02/2021)

>   Dầu tăng hơn 1% khi sản lượng tại Mỹ giảm  (18/02/2021)

>   Vàng thế giới giảm 5 phiên liên tiếp xuống thấp nhất trong hơn 2 tháng (18/02/2021)

>   Tòa án Mỹ: Citibank không thể thu hồi 500 triệu USD đã chuyển nhầm (17/02/2021)

>   Sản lượng dầu tại Mỹ giảm 1/3 giữa thời tiết giá rét (17/02/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật