Thứ Tư, 10/02/2021 14:00

Ngành dược thể hiện tính “phòng thủ” trước Covid

Do tác động của dịch Covid-19, đa phần doanh nghiệp dược Việt Nam đều ghi nhận doanh thu sụt giảm trong năm 2020. Dù vậy, lợi nhuận toàn ngành vẫn có mức tăng trưởng dương 4.6%, thể hiện tính phòng thủ đặc trưng của mình. Covid-19, giá nguyên liệu đầu vào biến động, cạnh tranh gia tăng,… là những rủi ro mà doanh nghiệp dược phải đối đầu trong năm 2021.


Ngành dược thể hiện tính phòng thủ trước Covid-19. Đồ họa: Tuấn Trần

Covid khiến biên lãi gộp giảm

Theo SSI Research, thiếu hụt nguồn cung cấp nguyên liệu dược phẩm chính (API – Thành phần hoạt tính/hoạt chất có trong thuốc, là nguyên liệu dược phẩm chính, chiếm 60-70% chi phí sản xuất thuốc) từ Trung Quốc/Ấn Độ khiến chi phí sản xuất thuốc tăng cao. Trong năm 2020, dịch bệnh bùng phát đã gây ra tình trạng thiếu hụt API nghiêm trọng do việc sản xuất API ở Trung Quốc và Ấn Độ đều bị gián đoạn. Trong khi đó, nhu cầu của các API quan trọng cho dòng thuốc như kháng sinh, hỗ trợ hô hấp và hạ sốt tăng mạnh tại nhiều quốc gia bùng phát dịch bệnh, khiến chi phí sản xuất toàn ngành dược tăng lên đáng kể.

Nhìn chung, tình trạng khan hiếm này khiến giá trung bình của các loại API nhập về Việt Nam tăng 5-8% so cùng kỳ và biên lãi gộp của các công ty dược trong nước giảm khoảng 1-3% trong năm 2020, nên hầu hết các nhà sản xuất không thể tăng giá bán để bù lại mức tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến lợi nhuận chung toàn ngành.

Trong khi đó, dịch Covid-19 bùng phát trong 2020 đã ảnh hưởng tiêu cực lên doanh thu của các doanh nghiệp ngành dược. Nguyên nhân chủ yếu đến từ tâm lý thận trọng khi đến nơi đông người trong các giai đoạn dịch bùng phát mạnh, đặc biệt là bệnh viện và phòng khám. Đồng thời, thu nhập của một bộ phận người dân giảm do các hoạt động kinh doanh bị đình trệ, đã khiến chi tiêu y tế sụt giảm trong 2020.

Theo dữ liệu VietstockFinance, 18 doanh nghiệp dược niêm yết đã tạo ra gần 19.7 ngàn tỷ đồng doanh thu2,388 tỷ đồng lãi ròng trong năm 2020, lần lượt giảm 1.1%tăng 4.6% so với 2019. Tình hình kinh doanh tương đối cân bằng với 9 doanh nghiệp tăng lãi, 8 doanh nghiệp giảm lãi và duy nhất 1 doanh nghiệp thua lỗ.

Nhóm doanh nghiệp gặp khó

Những doanh nghiệp dược niêm yết giảm lãi/thua lỗ trong năm 2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Xét theo tỷ lệ, nhóm báo lãi sụt giảm dẫn đầu bởi MED, DCL DMC. Doanh thu sụt giảm là nguồn căn cho kết quả đi xuống của Dược Trung ương Mediplantex (HNX: MED). Hơi khác với MED, dù doanh thu cũng giảm song lãi gộp của Dược phẩm Cửu Long (HOSE: DCL) lại không quá biến động. Kết quả đi lùi của DCL một phần đến từ việc năm 2019 hoàn nhập khoản dự phòng đầu tư tại Công ty Euvipharm.

Trong khi đó, đối với Domesco (HOSE: DMC), dù doanh thu giảm không đáng kể, song, biên lãi gộp co lại còn 28.5% (so với 32.1% trong 2019). Lãi ròng theo đó giảm 23% so với 2019, về mức 180 tỷ đồng. Có thể thấy biên lãi gộp của DMC liên tục suy giảm 4 năm trở lại đây.

Biên lãi gộp của DMC từ 2017-2020. Đvt: %
Nguồn: VietstockFinance

Dược Lâm Đồng - Ladophar (HNX: LDP) chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước Covid-19 bởi các mặt hàng như trà, thực phẩm chức năng… không phải là mặt hàng thiết yếu trong giai đoạn phòng chống dịch, khiến doanh thu suy yếu 33%.

Đây cũng là doanh nghiệp dược duy nhất giật phải “tấm vé thua lỗ”. Thậm chí, con số lỗ ròng năm 2020 (gần 26 tỷ đồng) còn lớn hơn cả năm 2018 (20 tỷ đồng).

Lãi/lỗ ròng của LDP từ 2017-2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Những điểm sáng

Ở góc nhìn tích cực, vẫn có 9/18 doanh nghiệp dược báo lãi tăng trưởng so với năm trước.

Những doanh nghiệp dược niêm yết báo lãi tăng trong năm 2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Dược Thú Y Cai Lậy (Mekovet, HNX: MKV) báo lợi nhuận tăng nhiều nhất năm 2020 với mức tăng 294% (gấp 4 lần), lãi ròng tiến lên mức 7 tỷ đồng. Kết quả tốt nhất từ khi niêm yết (2008) của MKV được thúc đẩy bởi biên lãi gộp cải thiện, đạt 29% (so với 22% trong năm 2019).

Lá cờ đầu về con số tuyệt đối vẫn thuộc về ông lớn Dược Hậu Giang (HOSE: DHG). Lãi ròng năm 2020 của DHG đạt 740 tỷ đồng, tăng 16% so với 2019 và cũng là kết quả tốt nhất từ trước đến nay. So với kế hoạch cổ đông giao phó, DHG đã hoàn thành 97% về doanh thu và vượt 14% về lợi nhuận (LNTT).

Lãi ròng của DHG từ 2012-2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Kết quả đi lên của DHG nhờ biên lãi gộp cải thiện lên mức 48.2% so với 43.9% trong 2019. Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát trong năm 2020, DHG cho biết doanh thu hàng sản xuất tăng và Công ty đã tập trung bán các sản phẩm chính của mình. Chi phí quản lý cũng điều chỉnh giảm để phù hợp với giai đoạn dịch bệnh.

Triển vọng cho năm 2021

Tại báo cáo chiến lược đầu tư năm 2021, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) chỉ ra triển vọng tăng trưởng tích cực và bền vững của ngành dược trong dài hạn do xu hướng già hóa dân số đang diễn ra tương đối nhanh và tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng duy trì ổn định trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam được IMF dự báo sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 6.6% mỗi năm trong 5 năm tới. Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người sẽ dần được cải thiện, kéo theo nhu cầu sử dụng các dịch vụ và sản phẩm y tê cao cấp hơn. Do đó, chi tiêu cho dược phẩm nhiều khả năng sẽ tăng trưởng nhanh và bền vững trong dài hạn. Theo Fitch Solutions, doanh số dược phẩm được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng kép bình quân 6.5% trong 10 năm tới.

Các chuyên gia phân tích cho rằng việc sử dụng thuốc generic nội địa trong điều trị có xu hướng tăng dần do giá thành cạnh tranh và được Bộ Y tế ưu tiên sử dụng tại các cơ sở thay cho thuốc ngoại. Các công ty dược nội địa có khả năng sản xuất các loại thuốc generic chất lượng cao sở hữu nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là các đơn vị sản xuất thuốc đặc trị.

Làn sóng M&A với các doanh nghiệp ngoại vẫn chưa dừng lại và góp phần tạo ra những tăng trưởng trong dài hạn cho doanh nghiệp nội địa. Trong năm 2020, hoạt động M&A tại ngành dược tiếp tục diễn ra sôi nổi với các thương vụ lớn như SK Group (Hàn Quốc) mua lại 24.9% vốn Imexpharm (HOSE: IMP), Aska Pharmaceutial (Nhật Bản) mua lại 24.9% vốn Dược phẩm Hà Tây (HNX: DHT), Stada (Đức) nâng tỷ lệ sở hữu tại Pymepharco (HOSE: PME) từ 61.99% lên 69.99%.

Về rủi ro, dịch bệnh vẫn có thể bùng phát tại các thành phố lớn, đồng thời việc phổ cập vaccine sẽ cần thời gian khiến người dân ngại đến khám bệnh tại các bệnh viện, ảnh hưởng tiêu cực đến tổng thu nhập và chi tiêu cho dược phẩm.

Trung Quốc dần thắt chặt các chính sách bảo vệ mội trường, khiến giá nguyên liệu đầu vào có thể tăng dần. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến biên lãi gộp của các doanh nghiệp dược Việt Nam do nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ nước láng giềng chiếm tỷ trọng lớn.

Mặt khác, cạnh tranh tại các phân khúc thuốc chất lượng cao dự báo có thể tăng nhanh do xu hướng M&A của các công ty dược ngoại.

Duy Na

FILI

Các tin tức khác

>   VNM: Nghị quyết HĐQT về việc thành lập công ty liên doanh (05/02/2021)

>   PJT: Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt kế hoạch tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 (05/02/2021)

>   POT: Báo cáo tài chính năm 2020 (05/02/2021)

>   POT: Báo cáo tài chính năm 2020 (Công ty mẹ) (05/02/2021)

>   NAV: Thông báo về việc thay đổi TGĐ và người ủy quyền CBTT (05/02/2021)

>   Coteccons và Idico ký kết hợp tác chiến lược (05/02/2021)

>   V21: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (05/02/2021)

>   VMC: Thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 (05/02/2021)

>   VC1: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (05/02/2021)

>   KDC: Nghị quyết HĐQT về việc thành lập công ty liên doanh với Vinamilk (05/02/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật