Thứ Năm, 04/02/2021 10:10

Đầu tư tư nhân tại Việt Nam gia tăng bất chấp Covid

Trong năm 2020, hoạt động đầu tư tư nhân tại Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp đại dịch, ngược với xu hướng trầm lắng của các nước trong khu vực. Việt Nam, như nhận xét của Công ty tư vấn và dịch vụ kiểm toán, thuế Grant Thornton, đang trở thành ngôi sao đang lên của châu Á ở thị trường này.

Thương vụ ở mảng công nghệ chiếm đa số giao dịch đầu tư tư nhân trong năm qua.

Trong báo cáo Khảo sát đầu tư tư nhân Việt Nam năm 2020 vừa được công bố hôm nay, 3-2, Grant Thornton thống kê, trong nửa đầu năm 2020, hoạt động mua bán đầu tư tại Việt Nam diễn ra sôi động. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn với tình hình ảm đạm tại hàng loạt các nước trong khu vực như Singapore, Indonesia, Malaysia… và cá biệt như Philippines là còn không có thương vụ nào. 

Với số lượng thương vụ này, Việt Nam đã từ vị trí thứ 4 vào cuối năm 2019 lên vị trí thứ 3 trong khu vực, sau Singapore và Indonesia và trên Malaysia, Thái Lan, Philippines. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia duy nhất có xu hướng tăng ở hoạt động đầu tư tư nhân.

Các khoản đầu tư có xu hướng chảy vào các công ty khởi nghiệp công nghệ cung cấp giải pháp đột phá cho bán lẻ và dịch vụ, ví dụ: đặt lịch và tư vấn chăm sóc sức khỏe trực tuyến , thương mại điện tử, nền tảng nhân sự và tuyển dụng...

Và tính chung cả năm, giữa sự hỗn loạn và bất ổn của đại dịch Covid-19, thị trường đầu tư tư nhân Việt Nam lập kỷ lục về số lượng giao dịch với 59 thương vụ (tăng 24 thương vụ). Tuy nhiên, tổng giá trị các thương vụ thì không tăng nhiều so với năm 2019, đạt 1.142 triệu đô la Mỹ.

Trong số này, lĩnh vực công nghệ chiếm tỷ lệ cao nhất với 42 thương vụ. Tuy nhiên, quy mô thương vụ vẫn khiêm tốn, cho thấy hầu hết các khoản đầu tư đều vào các công ty khởi nghiệp công nghệ giai đoạn đầu ở Việt Nam.

Tương tự, các công ty bán lẻ và dịch vụ liên quan mật thiết với các giải pháp công nghệ đột phá cũng lọt vào mắt xanh của các nhà đầu tư. Chẳng hạn như thương vụ trị giá 130 triệu đô la Mỹ từ Northstar Group vào Tiki.

Các nhà đầu tư tham gia khảo sát cũng cho biết, trong 12 tháng tới, sẽ chọn tham gia vào những ngành hấp dẫn như giao nhận, vận tải; giáo dục; năng lượng xanh/tái tạo; công nghệ - fintech và y tế - dược phẩm.

Còn ở chiều ngược lại – thoái vốn, theo khảo sát, hình thức bán lại cho nhà đầu tư ngành là chiến lược thoái vốn được ưu tiên nhất vì quy trình đơn giản nhất và nhanh nhất.

Trong khi đó, hình thức bán vốn lần đầu ra công chúng (IPO) đã vượt qua bán lại cho quỹ đầu tư khác để trở thành chiến lược thoái vốn được ưu tiên thứ hai. Điều này được cho là do thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng sẽ được MSCI nâng hạng từ ‘cận biên’ lên ‘mới nổi’. Thêm vào đó, việc bán lại cho các quỹ nước ngoài bị cản trở bởi rào cản Covid-19 nhưng IPO thì không.

Tâm An

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Khởi tố vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (04/02/2021)

>   Các doanh nghiệp châu Âu lạc quan về kinh tế Việt Nam năm 2021 (03/02/2021)

>   Điện thoại ‘Made in Vietnam’ thu về hơn 51 tỉ USD nhờ xuất ngoại (03/02/2021)

>   Hé lộ danh sách 'kinh tế ngầm, kinh tế bất hợp pháp' gây tranh cãi (03/02/2021)

>   Tăng trưởng đặt mục tiêu kép: Chiến lược đầu tàu kinh tế (03/02/2021)

>   Những trở lực kìm chân Đồng bằng sông Cửu Long (03/02/2021)

>   Đề xuất mới về kinh doanh xăng dầu (02/02/2021)

>   Kế hoạch tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng vì Covid-19 (02/02/2021)

>   Huỷ vé tàu vì lo dịch Covid-19, khách bức xúc vì bị đường sắt ‘làm khó’ (02/02/2021)

>   TP HCM thu ngân sách tháng 1 đạt 40.000 tỷ đồng (02/02/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật