Thứ Hai, 11/01/2021 21:30

Việt Nam chính thức hoàn thành số hoá truyền hình mặt đất

Việt Nam đã hoàn tất việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất (analog) và chính thức hoàn thành Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất.

Việt Nam chính thức hoàn thành số hoá truyền hình mặt đất
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VT

Ngày 11-1, Bộ TT&TT đã công bố Việt Nam đã hoàn tất việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất (analog) và chính thức hoàn thành Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất (Đề án số hóa truyền hình) được ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, Việt Nam đã là nước thứ 78 trên thế giới và cũng là nước thứ 5 trong khu vực ASEAN chính thức tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất và thực hiện việc số hoá truyền hình trên cả nước.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trải qua 9 năm, đến nay Đề án số hóa truyền hình đã đạt và vượt tất cả các mục tiêu ban đầu đề ra, góp phần thực hiện cam kết của toàn khối ASEAN (tại Hội nghị Bộ trưởng thông tin các nước ASEAN vào năm 2010) là tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất (Analog)vào năm 2020.

Nếu như trước đây, với truyền hình tương tự mặt đất thì 1 kênh tần số chỉ có thể phát sóng 1 kênh chương trình truyền hình thì hiện nay 1 kênh tần số có thể phát sóng tới 30 kênh chương trình truyền hình.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VT

Vì vậy, tại nhiều địa phương, người dân đã có thể thu xem từ 40 đến 60 kênh chương trình SDTV và hơn 10 kênh chương trình HDTV, trong đó có 7 kênh thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị-xã hội.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Đề án số hóa truyền hình của Việt Nam thành công bởi có cách làm rất riêng, gồm lộ trình cụ thể, lấy lợi ích của người dân làm trung tâm. Hai, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến (bỏ qua công nghệ DVB-T), Việt Nam là một trong 6 nước đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ DVB-T2. 

Số liệu thống kê tới 2020 cho thấy cả nước có 16 triệu hộ gia đình xem truyền hình số qua các phương thức cáp, IPTV và trên 3,2 triệu hộ sử dụng truyền hình vệ tinh miễn phí.

Trong giai đoạn số hoá truyền hình mặt đất, Việt Nam đã thực hiện chính sách bắt buộc từ năm 2014 máy thu hình phải tích hợp chức năng thu số DVB-T2. Vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất đã đạt 80% dân cư (vượt 10 % so với mục tiêu đề ra) so với 50% dân cư của năm 2011.

Điểm đột phá lớn nhất là Việt Nam đã đi thẳng vào công nghệ tiên tiến DVB-T2 (bỏ qua công nghệ DVB-T). Vào thời điểm 2011, cũng chỉ có 6 nước sử dụng DVB-T2 trong số 147 nước sử dụng DVB-T hoặc DVB-T2. Đến 2020, có 102 nước đã sử dụng DVB-T2 trong số 162 nước sử dụng DVB-T hoặc DVB-T2...

VIẾT THỊNH

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Hai tuyến cáp quang biển gặp sự cố, Internet đi quốc tế bị ảnh hưởng (11/01/2021)

>   300.000 tài khoản người Việt bị hacker rao bán (11/01/2021)

>   Facebook dự kiến ra mắt kính thông minh trong năm nay (10/01/2021)

>   Chiếm top 3 ASEAN, Việt Nam mơ công nghiệp ô tô hoành tráng (07/01/2021)

>   Nước đầu tiên trên thế giới có số ôtô điện chiếm 54% doanh số xe mới (07/01/2021)

>   Gojek đàm phán sáp nhập với Tokopedia (05/01/2021)

>   5 thay đổi chính sách từ năm 2021, người tiêu dùng ô tô cần biết (04/01/2021)

>   BMW muốn 20% doanh số bán hàng là xe điện (04/01/2021)

>   5G có "đe dọa" thị trường Internet cố định? (03/01/2021)

>   iPhone vẫn hoạt động sau khi bị mũi tên xuyên thủng (02/01/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật