Thứ Bảy, 23/01/2021 08:27

OCB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 15% trong năm 2021

Đây là mục tiêu được Chủ tịch HĐQT OCB chia sẻ tại buổi Roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu OCB của Ngân hàng TMCP Phương Đông trước thềm niêm yết 1.1 tỷ cp trên HOSE vào ngày 28/01 tới đây. 

Duy trì tăng trưởng 20-25%/năm

Ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc OCB chia sẻ trong 10 năm qua, vốn chủ sở hữu của OCB đã tăng gần 8 lần, lợi nhuận tăng 16 lần và tổng tài sản tăng 12 lần.

Từ lợi nhuận dưới 500 tỷ đồng giai đoạn 2011-2015, đến nay, OCB đã đạt lợi nhuận trước thuế 4,420 tỷ đồng trong năm 2020. OCB ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép về lợi nhuận là 75%.

Hiện, tốc độ tăng trưởng kép về tổng tài sản của OCB đạt 25%, tăng từ 49,447 tỷ đồng lên 152,687 tỷ đồng trong giai đoạn 2015-2020. Cùng thời gian này, vốn điều lệ cũng tăng từ 4,000 tỷ đồng lên 10,959 tỷ đồng.

Chỉ số ROA từ mức 0.47% năm 2015 lên 2.61% năm 2020, chỉ số ROE từ mức 5.1% lên gần 25% cùng giai đoạn. Hệ số CAR đạt 12.9%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1.42%.

Buổi Roadshow của OCB diễn ra chiều ngày 22/01/2021.

Chia sẻ về tầm nhìn cho giai đoạn 5 năm tới 2021-2025, Chủ tịch HĐQT OCB - ông Trịnh Văn Tuấn kỳ vọng ngân hàng tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận khoảng từ 20%/năm, tổng tài sản và vốn điều lệ tăng 25%/năm.

OCB đặt mục tiêu trọng yếu đến năm 2025, tổng tài sản trên 380 nghìn tỷ đồng với mạng lưới trên 200 chi nhánh và phòng giao dịch. Tăng trưởng tín dụng trên 20% và tăng trưởng huy động vốn cũng trên 20%. Chỉ số chi phí trên thu nhập CIR dưới 35%, tỷ lệ ROE trên 20%, ROA trên 2%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2% và hệ số CAR trên 11%.

Kỳ vọng tăng trưởng bancassurance trong 3-5 năm tới, tăng trưởng doanh thu mỗi năm 25%/năm và đạt 1,800 tỷ đồng vào cuối năm 2025.

Năm 2021 được dự báo có nhiều yếu tố thuận lợi, nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Và theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), OCB vẫn tìm mọi cơ hội để hỗ trợ cho doanh nghiệp, chính vì vậy, năm 2021, ngân hàng đặt ra kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận khoảng 15% để phục vụ cho mục đích này.

Mục tiêu trọng yếu về hiệu quả và hoạt động đến năm 2025
Nguồn: OCB

Giá là vấn đề lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài thời gian tới

Trả lời câu hỏi của nhà đầu tư về lựa chọn đối tác nước ngoài trong thời gian tới, Tổng Giám đốc Nguyễn Đình Tùng cho biết hiện tại, Ngân hàng có 19.5% tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài và còn khoảng hơn 10%. ĐHĐCĐ tháng 6 vừa rồi đã thông qua tiếp tục tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài. Hiện nay, phần sở hữu nước ngoài sắp tới sẽ không gò bó trong đối tượng nhà đầu tư nước ngoài nào. Quan trọng nhất là vấn đề giá, còn lại các vấn đề kỹ thuật, hỗ trợ, chiến lược không phải là vấn đề. Có thể sau khi niêm yết xong, các câu chuyện này sẽ lại được khởi động triển khai và kết quả sẽ được công bố.

Khi được hỏi về kế hoạch chia cổ tức bằng tiền trong thời gian tới, Ban lãnh đạo OCB cho biết giai đoạn tới, tăng trưởng lợi nhuận từ 20-25%, tùy tình hình cụ thể, chắc chắn sẽ chia cổ tức cho cổ đông, nhưng vấn đề chia bằng tiền còn phải cân nhắc trong từng hoàn cảnh cụ thể của từng năm. OCB hoạch định làm sao để chia được tỷ suất cao, còn chia bằng gì sẽ do cổ đông trong ĐHĐCĐ hàng năm quyết định. Duy trì mức cổ tức mỗi năm 25% trong thời gian tới.

Trong chiến lược định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, OCB tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Đồng thời sẽ xây dựng các sản phẩm, dịch vụ riêng biệt cho từng nhóm khách hàng trong lĩnh vực giáo dục, y tế...

Tổng Giám đốc chia sẻ thêm, lượng khách hàng trả nợ cho OCB trong năm 2020 rất cao. Khi bước vào khủng hoảng do Covid-19, có 2 nhóm khách hàng. Thứ nhất là nhóm khách hàng được cơ cấu theo Thông tư 01, trong năm vừa qua, nợ cơ cấu của OCB chỉ chiếm khoảng 1%. Nhóm thứ hai có năng lực tài chính tốt hơn sẽ trả nợ sớm và lượng khách hàng bán lẻ trả nợ sớm trong năm qua rất cao. Nếu không có nhóm khách hàng trả nợ sớm, tín dụng bán lẻ tăng trưởng khoảng 30-35%. Thời gian tới, Ban lãnh đạo OCB tin rằng dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát và mọi thứ trở lại bình thường, dư nợ bán lẻ sẽ tăng.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) sẽ giao dịch lần đầu tiên trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) vào ngày 28/01/2021 với giá tham chiếu 22,900 đồng/cp. Với khối lượng niêm yết 1.1 tỷ cp, OCB được định giá hơn 25,096 tỷ đồng. Như vậy, OCB là ngân hàng đầu tiên chào sàn HOSE trong năm 2021 với giá trị niêm yết gần 11,000 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận trước thuế năm 2020 của Ngân hàng đạt 4,414 tỷ đồng, tăng 37% so với năm trước và hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Tính đến hết 31/12/2020, tổng tài sản OCB đạt 152,848 tỷ đồng, tăng 29% so với đầu năm. Huy động vốn đạt 108,614 tỷ đồng, tăng 27%; tổng dư nợ cho vay đạt 90,128 tỷ đồng, tăng 24%. 

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   NTC: Ngày 29/01/2021, ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu ĐKGD bổ sung (22/01/2021)

>   TDP: Thông báo về việc niêm yết và giao dịch cổ phiếu thay đổi niêm yết (22/01/2021)

>   SBT: Thông báo về việc niêm yết và giao dịch chứng khoán thay đổi niêm yết (22/01/2021)

>   QST: Công bố thông tin thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (22/01/2021)

>   BHV: Thông báo chấp thuận thay đổi đăng ký giao dịch của Công ty cổ phần Bá Hiến (22/01/2021)

>   CQN: Thông báo chấp thuận đăng ký giao dịch bổ sung 25,000,000 cổ phiếu (22/01/2021)

>   CC4: Thông báo chấp thuận đăng ký giao dịch bổ sung 16,000,000 cổ phiếu (22/01/2021)

>   E1VFVN30: Thông báo về việc niêm yết và giao dịch chứng chỉ quỹ ETF thay đổi niêm yết của E1VFVN30 (22/01/2021)

>   FUEVFVND: Thông báo về việc niêm yết và giao dịch chứng chỉ quỹ ETF thay đổi niêm yết của FUEVFVND (22/01/2021)

>   CTCB2101: Quyết định về việc chấp thuận niêm yết chứng quyền có bảo đảm Chứng quyền CTCB2101 (21/01/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật