Thứ Ba, 12/01/2021 11:21

'Lãi suất sẽ ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ của nhà đầu tư'

Nền kinh tế Việt Nam những năm qua phụ thuộc nhiều vào tín dụng. Đến nay, tăng trưởng GDP, ngoài tín dụng còn phụ thuộc tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, tiêu dùng cũng phụ thuộc lãi suất. Vậy, định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2021 của Ngân hàng Nhà nước thế nào?

Tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề "Định hình Chiến lược đầu tư và kinh doanh trong bối cảnh mới" diễn ra chiều 11/01/2021, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhiều lập luận về định hướng tăng trưởng tín dụng thời gian tới nhưng vẫn giữ ổn định kinh tế vĩ mô.

Ông Phạm Thanh Hà - Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, chia sẻ thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kiên định trong kiểm soát lạm phát nhưng vẫn cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, doanh nghiệp. Với thanh khoản dồi dào của hệ thống, NHNN cố gắng ổn định mặt bằng lãi suất. Yếu tố ổn định vĩ mô là vấn đề ưu tiên của Chính phủ. Với bối cảnh này, năm 2021, NHNN định hướng ổn định mặt bằng lãi suất, cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế tăng trưởng.

Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV kiến nghị phải cẩn trọng với xu hướng dòng tiền đang đổ nhanh vào chứng khoán trong bối cảnh giảm lãi suất. Mức lãi suất điều hành như thế nào cho phù hợp, thấp quá chưa chắc tốt, nó phải đảm bảo hài hòa cho các bên, nếu không sẽ có hệ lụy bong bóng tài sản. Nhưng, lãi suất không phải là điểm nghẽn. Mức tín dụng 12-13% là mức tăng trưởng cao. Dòng tiền tư nhân dịch chuyển qua chứng khoán rất lớn, có gần 40,000 tài khoản F0 được lập ra. Chúng ta cần cân đối, tính toán hài hòa hơn.

Ông Andy Ho

Ông Andy Ho - Giám đốc điều hành kiêm Trưởng Bộ phận Đầu tư - VinaCapital nhấn mạnh yếu tố lãi suất sẽ ảnh hưởng nhiều tới suy nghĩ đầu tư. Khi lãi suất đi xuống, nhà đầu tư rút tiền từ bất động sản, tiết kiệm vào chứng khoán - nhưng đầu tư lâu hay ngắn cũng phải phụ thuộc vào lãi suất.

Doanh nghiệp có yếu tố cơ bản tốt, điều hành tốt, minh bạch và có dòng tiền là lựa chọn. Chúng tôi tư vấn cho doanh nghiệp rằng dòng tiền rất quan trọng, nếu ngân hàng cho mình một hạn mức tín dụng thì sử dụng hết đi vì tương lai rất quan trọng nhưng cân nhắc 12-36 tháng trả tiền, còn phải tích lũy lợi nhuận, hạn chế trả cổ tức, dùng để tái đầu tư.

Có nhiều kênh đầu tư, chúng ta nên đa dạng hoá các kênh. Và yếu tố quan trọng là lãi suất và thanh khoản thị trường.

Tăng trưởng GDP nhưng không hy sinh ổn định vĩ mô

Ông Nguyễn Xuân Thành - Chuyên gia kinh tế cấp cao, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng tăng trưởng khoảng 7%/năm trong bối cảnh Việt nam vẫn phải ứng phó những bất ổn toàn cầu, điều này vừa là khát vọng vừa là áp lực của Việt Nam.

Nhưng tin vui là năm 2021, các nền kinh tế chính yếu được dự báo tăng trưởng dương, có sự hồi phục nhất định, lấy lại những suy giảm của năm 2020. Kịch bản lạc quan này dựa vào nền tảng dịch Covid-19 rồi sẽ qua đi, không phải giữa năm nay thì cũng cuối năm. Các nước giàu đã phân phối Vaccine Covid-19, các nước trung bình giữa năm cũng sẽ tiếp cận được vaccine.

Đương nhiên, kịch bản đó không thể tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra như phân phối vaccine không dễ dàng, kể cả những nước giàu, sẽ có xáo trộn và chậm trễ; thay đổi chính trị trên toàn cầu, căng thẳng thương mại song phương đa phương không dễ dàng chấm dứt trong năm 2021 mà còn có thể căng hơn. Chứng khoán vẫn tăng trưởng do niềm tin về vaccine Covid, hệ thống tài chính vẫn khỏe mạnh, chúng ta đang bơm tiền mà tạm quên đi những rủi ro. Trong 5 năm tới, làm sao giải quyết được việc hút về tiền đã bơm ra trong giai đoạn vừa qua.

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2021 là 6.5%, nhưng IMF, WorldBank còn lạc quan hơn, WorldBank dự báo 6.7%, các ngân hàng quốc tế dự báo từ 6.8-7%. Kỳ vọng này nằm trên yếu tố ổn định vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam chịu tác động bất ổn toàn cầu nhưng vẫn giữ được ổn định vĩ mô trong vòng 30 năm qua. Năm 2020, mặc dù Việt Nam duy trì được ổn định vĩ mô, nhưng đầu tư của doanh nghiệp (tư nhân và FDI) đều suy giảm, sức mua trên thị trường giảm. Liệu sức mua có hồi phục trong năm 2021 hay không? Xuất khẩu là cứu cánh của nền kinh tế Việt Nam 2020. Liệu chúng ta có đa dạng được thị trường trong năm 2021 hay không là thách thức. Việt Nam là điểm hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Ông Nguyễn Xuân Thành phát biểu tại Diễn đàn

Điểm sáng của năm 2021 để chúng ta có thể nghĩ đến kịch bản kinh tế lạc quan gồm:

Một, ổn định vĩ mô và hỗ trợ kinh tế: Tăng trưởng nhưng không hy sinh ổn định vĩ mô là điểm nổi bật nhất trong nhiệm kỳ 2016-2020. Quy mô gói hỗ trợ của Việt Nam thuộc loại thấp nhất so về hiệu dụng. Cái tốt nhất Chính phủ làm là ổn định vĩ mô. Trong năm 2021, kỳ vọng Chính phủ vẫn duy trì được ổn định vĩ mô.

Thứ hai, phục hồi đầu tư doanh nghiệp tư nhân và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng. Đầu tư tư nhân tăng nhanh trong 4 năm qua, trong khi đầu tư công được siết chặt do tác động của nhiều yếu tố. Chúng ta có điều kiện để giảm lãi suất vay trong năm nay. Duy trì mặt bằng lãi suất thấp sẽ là động lực thúc đẩy đầu tư doanh nghiệp tư nhân năm 2021 và những năm sau. Năm 2021 là năm đầu của nhiệm kỳ mới, là năm phục hồi, nên chúng ta vẫn phải tăng đầu tư cơ sở hạ tầng trong năm 2021 tiếp tục của năm 2020.

Thứ ba, sự nối lại của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài năm 2020 có giảm, nhưng số tuyệt đối vốn FDI vào Việt Nam lớn. Điều quan trọng cho thấy Việt Nam vẫn hấp thu được dòng vốn nước ngoài vào mạnh, vẫn giữ được ổn định vĩ mô.

Thứ 4, phục hồi sức mua trong nước. Số người mất việc làm đã làm giảm sức mua. Thống kê từ Google cho thấy lượng người di chuyển đến trung tâm mua sắm giảm. Chuyển đổi số là động lực lớn để doanh nghiệp thích ứng với loại hình mua sắm mới. Cuối cùng, động lực tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021 là xuất khẩu. Chúng ta là nền kinh tế mở, chúng ta có thị trường xuất khẩu đa dạng, xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc đã bù đắp suy giảm các thị trường khác. Tuy nhiên, sang năm 2021 sẽ xuất khẩu mạnh sang EU và ASEAN.

Cát Lam

FILI

Tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề "Định hình Chiến lược đầu tư và kinh doanh trong bối cảnh mới" diễn ra vào chiều ngày 11/1/2021.
Các tin tức khác

>   Tấn công chiếm đoạt tài khoản ngân hàng (12/01/2021)

>   Con trai Chủ tịch SHB được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV SHB Finance (12/01/2021)

>   BIDV rao bán khoản nợ xấu ngàn tỷ của chủ dự án nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn (11/01/2021)

>   Sacombank và Dai-ichi Life Việt Nam - 3 năm đồng hành cùng lan tỏa yêu thương (11/01/2021)

>   Chỉ thị 02: Phòng, chống thanh toán khống, cờ bạc... qua thẻ ngân hàng (11/01/2021)

>   Sacombank ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế (11/01/2021)

>   Lo P2P lending Trung Quốc tràn sang Việt Nam (11/01/2021)

>   HDBank - Doanh nghiệp xuất sắc năm 2020 (11/01/2021)

>   HDBank vào top 20 công ty phát triển bền vững nhất sàn chứng khoán (09/01/2021)

>   Nghị định 155: Doanh nghiệp được tự quyết room ngoại (08/01/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật