Thứ Ba, 26/01/2021 17:35

Giảm mạnh chi phí dự phòng, PGBank báo lãi trước thuế 2020 gấp 2.4 lần

Theo BCTC quý 4/2020 vừa công bố của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank, UPCoM: PGB), do giảm mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, Ngân hàng báo lãi trước và sau thuế gấp 2.4 lần năm trước, đạt hơn 212 tỷ đồng và gần 170 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2.44%.

Tính riêng trong quý 4, hoạt động kinh doanh của PGBank cũng không mấy khả quan so với cùng kỳ. Thu nhập lãi thuần chỉ tăng 2% (258 tỷ đồng), lãi từ dịch vụ tăng 35% (15 tỷ đồng). Trong khi các hoạt động ngoài lãi thậm chí đi lùi như lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 87%, lãi từ hoạt động khác giảm 44%, hoạt động chứng khoán đầu tư báo lỗ 15 tỷ đồng. Các kết quả này dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đến 48% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 105 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, quý 4 Ngân hàng chỉ trích lập hơn 24 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng do đã thu hồi được nợ xấu và nợ VAMC và đã thực hiện trích đủ của năm tài chính 2020. Do đó, PGBank báo lãi trước và sau thuế quý 4 đạt gần 81 tỷ đồng và gần 65 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ báo lỗ gần 19 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2020, PGBank cũng chỉ trích lập 282 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 48% so với năm trước. Do đó, dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đến 22% (494 tỷ đồng), Ngân hàng vẫn báo lãi trước và sau thuế gấp 2.4 lần năm trước, ghi nhận hơn 212 tỷ đồng và gần 170 tỷ đồng.

Như vậy, so với kế hoạch 190 tỷ đồng lãi trước thuế cho cả năm 2020, PGBank đã vượt được 12% chỉ tiêu.

Kết quả kinh doanh quý 4/2020 của PGBank. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC quý 4/2020 của PGBank

Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản tăng 15% so với đầu năm, đạt hơn 36,153 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm đến 46% (630 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác gấp 3 lần (5,849 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 8% (25,675 tỷ đồng).

Tiền gửi khách hàng tăng 13% so với đầu năm, lên mức gần 28,738 tỷ đồng. Tiền gửi của các TCTD khác gấp 2.6 lần (2,842 tỷ đồng).

Một số chỉ tiêu tài chính của PGBank tính đến 31/12/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC quý 4/2020 của PGBank

Tính đến cuối năm 2020, tổng nợ xấu của PGBank giảm 16% so với đầu năm, chỉ còn hơn 626 tỷ đồng. Trong đó, giảm mạnh nhất là nợ nghi ngờ (-48%), sau đó là nợ có khả năng mất vốn (-15%). Kết quả này kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 3.16% về còn 2.44%.

Chất lượng nợ vay tại ngày 31/12/2020 của PGBank. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC quý 4/2020 của PGBank

Trên thị trường chứng khoán, 300 triệu cp PGB của PGBank chỉ vừa lên sàn UPCoM vào ngày 24/12/2020 vừa qua. Thế nhưng, trái ngược với kết quả kinh doanh, thị giá cổ phiếu nhà băng này liên tục đi xuống, hiện đang được giao dịch quanh mức 14,800 đồng/cp (chốt phiên 26/01) với khối lượng giao dịch bình quân khoảng 100,000 cp/ngày.

Diễn biến giá cổ phiếu PGB từ khi lên sàn UPCoM đến nay

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   TCSC: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng cho CĐHH và phân bổ số tiền thực tế thu được (26/01/2021)

>   VCSC: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020 (26/01/2021)

>   FUEVN100: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 25/01/2021 (26/01/2021)

>   NT2: Nghị quyết HĐQT về việc tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020 (26/01/2021)

>   FUEMAV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 25/01/2021 (26/01/2021)

>   Cổ phiếu của chủ sòng bạc tại Hạ Long tăng trần 12 phiên liên tiếp (26/01/2021)

>   Khải Hoàn Land: Lãi ròng 2020 gần 97 tỷ, 84% tài sản là khoản phải thu (26/01/2021)

>   Giảm giá thành sản xuất, MCP báo lãi ròng quý 4 gấp 2.4 lần (27/01/2021)

>   Lỗ lũy kế của Taicera vượt mốc 160 tỷ đồng (26/01/2021)

>   VAV: Thông báo chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (26/01/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật