Thứ Sáu, 08/01/2021 20:59

Đường sắt nguy cơ bị 'xoá sạch' 3.200 tỉ đồng vốn chủ sở hữu

Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 và khả năng cạnh tranh thấp khiến đường sắt nguy cơ mất vốn chủ sở hữu.

Khách đi tàu năm 2020 thấp nhất trong lịch sử. Ảnh Ngọc Thắng

Tại hội nghị tổng kết tổng kết năm 2020 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2021 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) chiều nay, 8.1, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV VNR, cho hay tác động tiêu cực từ Covid-19 rất phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại khiến sản lượng vận tải hành khách sụt giảm nghiêm trọng. Số lượt hành khách đi tàu có tháng chỉ đạt 30 - 35% so với cùng kỳ. Đây là mức thấp nhất trong lịch sử ngành đường sắt.

Năm 2021, cùng với tác động từ Covid-19 và dự án nâng cấp, sửa chữa (7.000 tỉ đồng) sẽ làm giảm năng lực chạy tàu thông qua (khoảng từ 25 - 30%). Sự cạnh tranh của các hãng hàng không về giá vé sẽ tác động mạnh mẽ, sản lượng vận tải hành khách, hàng hóa sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là vận tải hành khách.

“Với tình hình như hiện nay, vốn chủ sở hữu 3.200 tỉ đồng của tổng công ty tại 2 công ty CP vận tải Hà Nội và Sài Gòn sẽ mất hoàn toàn và nỗ lực sản xuất kinh doanh trong những năm qua ở 2 đơn vị này sẽ bị xóa sạch trong 3 năm tới đây”, ông Minh nói.

Mặt khác, nguồn vốn bố trí cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quá thấp so nhu cầu, chưa tạo sức hút mạnh mẽ đối với nguồn vốn tư nhân bởi vậy các dự án đều kéo dài hoặc đình trệ, thị phần của vận tải đường sắt ngày càng thu hẹp.

“Đối với các loại hình khác sẽ tạo áp lực để có động lực thay đổi đầu tư hạ tầng. Nhưng đường sắt không thể tự tạo cho mình áp lực. Vì thế, cần có sự thay đổi về nhận thức xã hội và tư duy”, ông Minh nói.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, nếu tính cả giai đoạn 2010 - 2020, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực đường sắt xấp xỉ 40.000 - 45.000 tỉ đồng, bình quân mỗi năm từ 4.000 - 4.500 tỉ đồng. Nguồn vốn có sự tăng trong những năm qua nhưng không được nhiều, chủ yếu để duy trì chạy tàu, bảo trì kết cấu hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội.

“Những khó khăn và nội tại về hạ tầng là điểm nghẽn và yếu. Trong khi tái cơ cấu bộ máy VNR chậm tác động đến nhiều hoạt động quản lý khai thác kết cấu hạ tầng”, Thứ trưởng Đông nói.

Còn theo bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, năm 2020 là năm đầu tiên VNR lỗ và mức lỗ này là tương đối cao. Đây là điều lo lắng cho VNR trong phát triển những năm tới.

“VNR khó khăn nhiều với cơ chế chính sách, nguồn lực hạn chế. VNR được giao quản lý nhiều tài nguyên tài sản nhưng khai thác kinh doanh ra tiền là gần như không có mà dựa vào ngân sách. 10 năm qua huy động ngân sách tư nhân là rất hạn hẹp, vì thế Đề án quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt được giao tài sản cần làm kỹ càng để trình Chính phủ phê duyệt từ đó có các chính sách hút vốn tư nhân", bà Hà lưu ý.

Mai Hà

Thanh niên

Các tin tức khác

>   2,100 doanh nghiệp được thành lập mới trong tuần làm việc đầu tiên của 2021 (08/01/2021)

>   Đại diện thương mại Mỹ: Thông tin Mỹ áp thuế trừng phạt với hàng hóa Việt là tin đồn thất thiệt (08/01/2021)

>   Hàng trăm cửa hàng bán hơn 133 triệu lít xăng giả ra thị trường (08/01/2021)

>   Bộ Giao thông không đồng ý giảm giá vé BOT vì nhà đầu tư đang rất khó khăn (08/01/2021)

>   Doanh nghiệp FDI báo lỗ: Lỗ thật hay hành vi chuyển giá? (08/01/2021)

>   Đẩy nhanh gói hỗ trợ lần 2 cho doanh nghiệp, người dân (08/01/2021)

>   Ngành dệt may và da giày Việt Nam mất hàng tỷ đô vì dịch Covid-19 (08/01/2021)

>   Khởi tố bị can chiếm đoạt 11 tỉ đồng của Công ty CP phân bón và hóa chất Cần Thơ (07/01/2021)

>   Ban chỉ đạo 389 xử lý hơn 1.2 triệu vụ việc vi phạm trong 5 năm qua (07/01/2021)

>   Nguồn cung điện giữa các vùng miền mất cân đối (07/01/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật