VNDirect: "Giai đoạn khó khăn nhất của Vietjet đã qua"
VNDirect đánh giá thông tin tích cực về vắc-xin Covid-19 sẽ giúp triển vọng của Vietjet thêm phần tích cực trong năm 2021-2022.
Cũng như nhiều hãng hàng không khác giữa đại dịch, Vietjet hứng chịu tác động khi nhu cầu đi máy bay giảm mạnh. Tuy nhiên, hoạt động vận chuyển hàng không của Vietjet đánh dấu sự phục hồi phục trong những tháng gần đây, với sự cải thiện về số chuyến bay khai thác. Trong tháng 11/2020, Vietjet thực hiện 6,970 chuyến bay, tăng hơn 27% so với tháng trước đó.
Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam
|
Đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa
Oằn mình giữa đại dịch, Vietjet chuyển sang đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không thông qua thỏa thuận hợp tác với Dịch vụ Bưu Chính Mỹ (UPS) – công ty vận chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới.
Theo thông tin từ Nikkei Asia, từ tháng 9/2020, Vietjet và UPS thông báo đã bắt đầu tập hợp hàng may mặc, hải sản, sản phẩm y tế và nhiều sản phẩm khác từ Việt Nam, Thái Lan và các nước láng giềng, rồi chuyển từ Hà Nội đến Mỹ trên các chuyến bay hàng tuần quá cảnh ở Incheon (Hàn Quốc). Hai công ty cũng hợp tác vận chuyển hàng hóa giữa Bangkok, Kuala Lumpur, Hà Nội và Tp.HCM.
Việc chuyển hướng sang vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không giúp củng cố triển vọng của hãng hàng không chi phí thấp này, theo đánh giá của Nikkei Aisa.
“Vietjet là một trong những hãng hàng không đầu tiên tại châu Á chuyển hướng sang vận chuyển hàng hóa như một phần của chiến lược mới giữa đại dịch Covid-19”, ông Đỗ Xuân Quang, Phó Tổng Giám đốc tại Vietjet kiêm CEO phụ trách hoạt động vận tải hàng hóa tại Vietjet Air Cargo, cho biết trong một tuyên bố.
“Sự hợp tác với UPS dọn đường để Vietjet biến Hà Nội, Tp.HCM và Bangkok trở thành trung tâm logistics khu vực đối với các dịch vụ vận tải hàng hóa chỉ có 1 điểm đến từ châu Á đến các quốc gia phương Tây”.
"Giai đoạn khó khăn nhất đã qua"
Các chuyên gia VNDirect đánh giá “giai đoạn khó khăn nhất của Vietjet đã qua”. Mặc dù dịch đã bùng phát tại Đà Nẵng cuối tháng 7, những hoạt động kinh doanh của VJC đã có dấu hiệu cải thiện.
Các chuyên gia VNDirect kỳ vọng lưu lượng hàng không nội địa của VJC sẽ tăng 16.5% trong quý 4/2020 so với quý trước, đạt 3.9 triệu hành khách và trở lại mức trước Covid-19 trong tháng 12/2020. Cho cả năm 2020, VN-Direct kỳ vọng Vietjet có lãi 96 tỷ USD trong năm 2020, nhờ hoạt động chuyển giao quyền sở hữu và thương mại tàu bay và các khoản thu tài chính khác.
Gần đây, thông tin tích cực về vắc-xin cũng đã giúp triển vọng 2021-2022 của Vietjet thêm phần tươi sáng. Tính tới ngày 20/11/2020, thế giới đã có 6 loại vắc-xin Covid-19 được cấp phép để sử dụng hạn chế, nổi bật nhất là vắc-xin của Pfizer và Moderna.
Dựa trên triển vọng tích cực từ phát triển vắc-xin, trong 2021-2022, các chuyên gia VNDirect kỳ vọng lượng khách quốc tế sẽ tăng mạnh 365% trong năm 2021, trong khi lượng khách nội địa có thể tăng 23.1%. VNDirect dự báo trong năm 2021, lợi nhuận ròng từ hoạt động cốt lõi của Vietjet sẽ đạt 182 tỷ đồng và hoạt động chuyển giao quyền sở hữu và thương mại tàu bay (S&LB) sẽ giúp lãi ròng 2021 của Vietjet đạt 3,169 tỷ đồng.
Dự phóng kết quả kinh doanh của Vietjet
Nguồn: VNDirect
|
Nguồn: Vietstock Finance
|
Vũ Hạo
FILI
|