Thứ Sáu, 18/12/2020 15:22

VCBS kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 11-12% trong năm 2021

Theo báo cáo triển vọng ngành ngân hàng năm 2021 của CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), tăng trưởng tín dụng được dự báo hồi phục và cải thiện trong cả quý 4/2020 và năm 2021.

Tăng trưởng tín dụng đạt 7.93% tính đến ngày 24/11 và dự kiến thấp hơn 10% cho cả năm 2020. Tốc độ tăng trưởng có phần thấp hơn so với mức tăng 13.7% năm 2019.

Trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng từ trái phiếu doanh nghiệp đóng góp 25% tăng trưởng và tăng trưởng tín dụng từ nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn đóng góp khoảng 60% tăng trưởng.

Với định hướng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, NHNN đã thực hiện nới room tăng trưởng cho nhiều ngân hàng đáp ứng đủ 2 yếu tố: (1) có sức khỏe tài chính, (2) có khả năng tăng trưởng.

Các ngân hàng được nới room bao gồm: TCB, HDB, VPB, TPB, VIB, MBB,…

Kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng hồi phục và đạt khoảng 11-12% trong năm 2021

VCBS ghi nhận kỳ vọng lạc quan hơn ở nhiều ngân hàng so với giai đoạn đầu năm khi nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng cá nhân đang tăng trở lại. Do đó, VCBS kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng có cải thiện trong quý 4/2020 và cả năm 2021.

Biên lãi ròng nhóm ngân hàng lớn chưa thể hồi phục hoàn toàn trong năm 2021

Nhóm ngân hàng lớn (AGR, VCB, BID, CTG): Tiếp tục phải chịu áp lực giảm lãi suất đầu ra khi NHNN chưa có động thái thay đổi về chính sách điều hành. Do đó, biên lãi ròng NIM của nhóm này giảm trong năm 2020 so với năm 2019 và chưa thể hồi phục hoàn toàn trong năm 2021.

Nhóm ngân hàng cổ phần là nhóm có tốc độ tăng trưởng cao hơn về tín dụng do có nguồn lực tốt hơn (hệ số CAR cao, nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại dồi dào) và quy mô nhỏ. Ngoài ra, áp lực giảm lãi suất đầu ra thấp hơn nhóm ngân hàng lớn giúp cho nhóm này giữ được biên lãi ròng NIM cao và tiếp tục ghi nhận tăng trưởng khả quan từ thu nhập lãi thuần.

Thông tư 01 dự báo hết hiệu lực trong năm 2021

VCBS đánh giá năm 2021 là thời điểm dịch Covid-19 được kiểm soát sau khi nhiều nước có thể sản xuất đại trà vaccine phòng bệnh.

Với dấu hiệu phục hồi tốt của dư nợ tái cơ cấu, nợ xấu gia tăng đến từ nhóm khách hàng dự kiến ở mức 0.5-1% tổng dư nợ và sẽ có mức độ phân hóa mạnh giữa các ngân hàng tùy thuộc vào chất lượng tài sản. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã thực hiện trích lập mạnh mẽ trong năm 2020 cho các khoản nợ xấu có thể phát sinh trong tương lai sẽ ít phải chịu áp lực tăng trích lập trong năm 2021.

Nợ xấu tăng lên sẽ tác động lên chi phí trích lập của các ngân hàng dần dần trong 2 năm 2021 và 2022 do dư nợ vẫn có quy trình 360 ngày chậm trả tính từ hạn trả nợ mới để chuyển từ nợ nhóm 1 sang nợ nhóm 5.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Giá USD tiếp tục đi xuống (18/12/2020)

>   Cổ phiếu VPBank tăng trần sau thông báo giải tỏa 30% lượng cổ phiếu ESOP 2019 (18/12/2020)

>   Nhiều ưu đãi cho chủ thẻ quốc tế Sacombank vào giáng sinh và năm mới (18/12/2020)

>   Ngân hàng có thể được phát hành thẻ từ thêm ba tháng (18/12/2020)

>   Thẻ Sacombank Visa liên tiếp 4 năm dẫn đầu thị trường Việt Nam  (17/12/2020)

>   LienVietPostBank phát hành thành công 1,500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm (17/12/2020)

>   NHNN lên tiếng về việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ (17/12/2020)

>   TPB: Công ty liên quan Thành viên BKS đăng ký mua hơn 5 triệu cp (16/12/2020)

>   Nhận tiền từ nước ngoài bằng thẻ Sacombank Visa Debit  (16/12/2020)

>   HNX đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của Bac A Bank  (16/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật