Nikkei: Mỹ và Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển nhà máy nhiệt điện khí LNG
Theo thỏa thuận Đối tác Năng lượng Chiến lược Mỹ-Nhật, Tokyo và Washington đã giúp các quốc gia phát triển cơ sở hạ tầng liên quan tới năng lượng từ năm 2017. Và Việt Nam sẽ là ưu tiên hàng đầu của họ trong năm 2020.
Mỹ và Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam chuyển sang chuyển đổi sang hệ thống sử dụng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) như một phần trong chiến dịch giúp các nền kinh tế mới nổi giảm thiểu lượng khí thải carbon.
LNG sạch hơn than đá khi đốt để sản xuất điện. Nhật Bản và Mỹ cho rằng việc thúc đẩy này sẽ là chìa khóa hạn chế phát thải tại khu vực Đông Nam Á. Hai cường quốc cũng hy vọng rằng nỗ lực này sẽ giúp hạn chế sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Trung Quốc trong khu vực, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng.
Trong một tuyên bố chung từ diễn đàn về LNG được tổ chức vào ngày 03/12, Mỹ và Nhật Bản cam kết hỗ trợ tài chính cho Việt Nam để xây dựng nhà máy điện đốt khí LNG. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ tiến hành xây dựng cơ sở và đào tạo đội ngũ nhân viên cần thiết.
Trong tháng trước, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Robert O'Brien, đã đến Hà Nội để tham dự lễ ký kết giữa tập đoàn General Electric (GE) và GENCO3, Tổng công ty Thái Bình Dương, PECC 2, Mitsubishi và Tập đoàn TTC để phát triển nhà máy điện LNG Long Sơn. Ông O'Brien cho biết các công ty sẽ xây dựng một nhà máy gần Tp.HCM với công suất 3,600 megawatts.
Cũng trong tháng trước, công ty Tokyo Gas của Nhật Bản và công ty Marubeni đã ký thỏa thuận để xây dựng nhà máy điện LNG ở Việt Nam trị giá 1.9 tỷ USD, với mục tiêu đưa nhà máy vào vận hành vào năm 2026.
Các quốc gia mới nổi và đang phát triển đang tiêu thụ rất nhiều nhiên liệu hóa thạch. Nhu cầu này tại Đông Nam Á sẽ tăng trưởng cho tới năm 2040, khi đó sẽ chiếm hơn 70% tổng nhu cầu năng lượng của khu vực, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Vũ Hạo (Theo Nikkei Asia)
FILI
|