Thứ Sáu, 25/12/2020 14:27

Nikkei: Grab ra điều kiện cho thương vụ sáp nhập với Gojek

Kỳ lân Grab đã đặt ra yêu cầu nhà sáng lập Anthony Tan sẽ là “CEO cả đời” nếu phải sáp nhập với Gojek, giữa lúc cả hai gã khổng lồ đặt xe Đông Nam Á cố gắng đàm phán để giải quyết những bất đồng, Nikkei Asia cho biết.

Grab cũng đưa ra một số điều kiện khác cho thương vụ sáp nhập, bao gồm cả việc trao cho ông Anthony Tan quyền biểu quyết cũng như quyền phủ quyết lớn đối với các quyết định của hội đồng quản trị và có sức ảnh hưởng với vấn đề lương, thưởng của bản thân, dựa trên nguồn tin thân cận.

Một nguồn tin thân cận khắc cho biết các vấn đề khác như "ai sẽ được bổ nhiệm và với điều kiện nào cho vị trí CEO công ty trong trường hợp ông Anthony Tan qua đời".

Các điều kiện nói trên, nếu được chấp thuận, sẽ mang lại cho ông Tan quyền lực to lớn đối với công ty sáp nhập và khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng về việc kế hoạch IPO sẽ bị ảnh hưởng vì những quan ngại liên quan đến quản trị. Một số nhà đầu tư đang muốn công ty sáp nhập giữa Grab và Gojek IPO nhanh chóng ngay sau khi sáp nhập thành công.

Theo Nikkei,  Grab cho rằng các công ty niêm yết lên sàn gần đây có cơ chế bỏ phiếu cho phép các nhà sáng lập có nhiều sức ảnh hưởng hơn. Ngoài ra, gã khổng lồ đặt xe Singapore này nói thêm cơ chế này cũng sẽ áp dụng với Andre Soelistyo, đồng CEO của Gojek.

Gojek đang yêu cầu con số 40% cổ phần, con số mà Grab cho là quá lớn đặt trong bối cảnh Grab có tình hình tài chính tốt hơn đối thủ Indonesia.

Gojek và Grab có thể đã đàm phán sáp nhập từ gần một năm trở lại đây khi nhà đầu tư vào cả hai bên cùng thúc giục hai bên "về chung nhà". Việc sáp nhập sẽ là điểm kết thúc cho những cạnh tranh khốc liệt cùng tốc độ "đốt tiền" có thể đã lên tới nhiều tỷ USD. Bên cạnh đó, cả Grab và Gojek đều chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 ở mảng gọi xe cốt lõi.

Thương vụ sáp nhập này nhiều khả năng cho phép Grab giữ vai trò dẫn dắt công ty sáp nhập, vì họ được định giá cao hơn so với Gojek và hoạt động ở nhiều thị trường hơn. Một nguồn tin thân cận cho biết cuộc đàm phán vẫn còn ở giai đoạn đầu, bất đồng chính giữa hai bên là cấu trúc cổ đông của công ty sau sáp nhập. Nguồn tin này cho biết Gojek yêu cầu nắm giữ 40% cổ phần tại công ty sáp nhập, nhưng Grab cho rằng con số này “về cơ bản là quá lớn” khi xét tới việc Grab có điều kiện tài chính lành mạnh hơn so với Gojek.

Grab và Gojek đã tiến hành đàm phán về thương vụ sáp nhập trong gần 1 năm. Nhà đầu tư cả bên đều quyết liệt theo đuổi 1 thỏa thuận sau khi chứng kiến cổ phiếu của Sea – một gã khổng lồ công nghệ Đông Nam Á – tăng gấp 5 lần trên Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) kể từ đầu năm 2020. Một số nhà đầu tư mong muốn chấm dứt sự đối đầu giữa Grab và Gojek – một cuộc chiến đã “đốt” hàng tỷ USD vốn từ cả hai bên.

Yêu cầu của Grab giống với chiến lược của SoftBank. Quỹ Tầm nhìn đã đầu tư 3 tỷ USD vào Grab và còn tham gia vào những công ty gọi xe khác như Uber Technologies và Didi Chuxing.

SoftBank và Quỹ Tầm nhìn đôi khi chiếm cổ phần lớn ở các công ty mà họ đầu tư, nhưng vẫn để nhà sáng lập duy trì kiểm soát. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra nhiều tranh cãi.

SoftBank, một cổ đông lớn của Grab, cũng đang đàm phán với ông Anthony Tan về nhiều điều kiện của thương vụ, dựa trên nguồn tin thân cận. Các thông tin chi tiết về thoả thuận cơ chế cổ đông giữa Grab và Quỹ Tầm nhìn hiện chưa được công bố. Các hồ sơ cho thấy SoftBank chiếm 22% cổ phần của Grab, nhưng không giữ quyền biểu quyết nào trong năm 2018. Hiện tại, cổ phần của SoftBank trong Grab đã chuyển giao sang Quỹ Tầm nhìn.

Các nhà đầu tư đằng sau Grab và Gojek cũng muốn có một thương vụ sáp nhập giữa hai bên. Tuy nhiên, hiện tại Grab và Gojek vẫn còn khá xa cách. Cả hai công ty vẫn có thể từ chối tiến tới thỏa thuận, dựa trên nguồn tin thân cận.

Ngay cả khi Grab và Gojek đồng ý sáp nhập, những quan ngại về hành vi phi cạnh tranh và độc quyền cũng là vấn đề mà hai bên phải vượt qua. Thị trường quan trọng nhất sẽ là Indonesia, nơi Grab và Gojek đều có thị phần chi phối ở mảng gọi xe và giao hàng.

Một quan chức cấp cao tại Indonesia cho biết "Chính phủ muốn cạnh tranh lành mạnh giữa hai công ty duy trì để tạo thế cân bằng trên thị trường". Vị này nói thêm nếu hai công ty sáp nhập lại và chiếm quyền chi phối thị trường thì "người dùng sẽ không được hưởng lợi".

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asia)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá dầu tăng nhờ trữ lượng dầu của Mỹ giảm (25/12/2020)

>   Trung Quốc điều tra cáo buộc độc quyền với Alibaba (24/12/2020)

>   Dầu vọt hơn 2% khi dự trữ tại Mỹ giảm (24/12/2020)

>   Vàng thế giới khởi sắc khi đồng USD suy yếu (24/12/2020)

>   Dầu lại giảm mạnh trước lo ngại về nhu cầu (23/12/2020)

>   Vàng thế giới tiếp tục giảm khi đồng USD tăng (23/12/2020)

>   Kinh doanh không lãi, vì sao các IPO lớn vẫn thu hút nhà đầu tư? (22/12/2020)

>   Nhật Bản chuẩn bị can thiệp tiền tệ ra sao khi Mỹ có Tổng thống mới? (22/12/2020)

>   Sở hữu gián tiếp và "quả bom nổ chậm" 4.000 tỷ USD của doanh nghiệp Trung Quốc (22/12/2020)

>   Dầu sụt hơn 2% khi chủng mới virus Covid-19 làm tăng lo ngại về nhu cầu (22/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật