Thứ Năm, 10/12/2020 20:48

NHTW châu Âu tăng mạnh quy mô chương trình kích thích lên 3.6 ngàn tỷ USD

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tăng quy mô chương trình mua trái phiếu khẩn cấp thêm 33% và tiết lộ thêm các gói vay siêu rẻ mới dành cho các ngân hàng. Đây là một động thái táo bạo nhằm tạo chốt chặn cho các chính phủ và doanh nghiệp trong một nỗ lực lèo lái “con tàu” châu Âu vượt qua đại dịch Covid-19.

Động thái này nâng tổng quy mô kích thích tiền tệ của ECB lên hơn 3 ngàn tỷ Euro, tương đương 3.6 ngàn tỷ USD, qua đó hé lộ phần nào chặng đường chông gai phía trước dành cho khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Cho tới nay, khu vực châu Âu bị tác động nặng hơn Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác khi các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhiều lần đóng sầm cánh sửa hoạt động của doanh nghiệp và gây tổn thương tới ngành du lịch.

* Ray Dalio: 'Cơn lũ tiền mặt' sẽ đẩy giá tài sản tăng mạnh

Cùng với quyết định tung ra quỹ chung 750 tỷ Euro – một kế hoạch mà các nhà lãnh đạo EU dự kiến hoàn tất trong tuần này, quyết định nâng quy mô kích thích cho thấy châu Âu sẵn lòng chống lại tác động kinh tế của đại dịch Covid-19 bằng các khoản nợ mới. Điều này đánh dấu sự thay đổi trong chiến lược kể từ lúc xảy ra cuộc khủng hoảng nợ châu Âu từ 10 năm trước – thời điểm nhiều chính quyền nhanh chóng thắt lưng buộc bụng.

Thị trường có vẻ không mấy biến động sau quyết định của ECB, mặc dù lợi suất trái phiếu Chính phủ Italy – vốn có rủi ro cao nhất tại châu Âu – đang ở gần mức đáy nhiều năm, qua đó cho thấy nhà đầu tư cảm thấy thoải mái với các nỗ lực bơm tiền tràn ngập ra hệ thống tài chính của NHTW châu Âu.

Kế đó Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ tổ chức họp báo vào lúc 8h30 ngày 10/12 (giờ ET). Tại đây, bà sẽ lý giải về quyết định này và đưa ra các dự báo mới về tăng trưởng cũng như lạm phát.

Là một phần trong hàng loạt biện pháp mới, ECB cho biết sẽ nâng chương trình mua trái phiếu khẩn cấp (vốn đã được đưa ra trong tháng 3/2020) thêm 500 tỷ Euro lên 1.85 ngàn tỷ Euro, đồng thời kéo dài thời gian thực hiện thêm 9 tháng (cho tới tháng 3/2022). Ngoài ra, ECB còn tung ra thêm các gói cho vay siêu rẻ cho các ngân hàng, đồng thời nới lỏng điều khoản của các khoản vay hiện tại. Ngoài ra, họ giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức -0.5%.


Chủ tịch ECB Christine Lagarde

Với việc vắc-xin Covid-19 được phân bổ ở một số khu vực trên thế giới, các biện pháp kiểm soát dịch bênh có thể được gỡ bỏ trong năm 2021. Tuy vậy, các nhà quyết sách lo ngại đà hồi phục kinh tế nhiều khả năng vẫn còn gập ghềnh ít nhất cho đến khi đạt được miễn dịch cộng đồng.

Tuần này, Nhật Bản tung ra gói kích thích kinh tế mới 708 tỷ USD nhằm đẩy nhanh đà hồi phục từ đại dịch. Tại Mỹ, gói cứu trợ Covid-19 trị giá khoảng 900 tỷ USD đang được thương thảo ở Quốc hội.

Tuần tới, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến họp vào ngày 15-16/12/2020. Fed được dự báo đưa ra hướng dẫn mới về thời gian thực hiện chương trình mua tài sản, hiện tại Fed đang mua 120 tỷ USD trái phiếu Chính phủ và chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp mỗi tháng. Gần đây, các quan chức Fed phát tín hiệu có thể không thay đổi chương trình mua tài sản tại thời điểm này.  

Tại châu Âu, dữ liệu kinh tế và các cuộc thăm dò gần đây cho thấy nền kinh tế khu vực có thể trở về trạng thái thu hẹp trong quý cuối năm nay sau khi vừa ghi nhận giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất từ trước đến nay trong quý 2.

Ngày 10/12, cơ quan thống kê Anh cho biết tăng trưởng kinh tế đã chậm lại trong tháng 10/2020 khi số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh và các biện pháp được thắt chặt. Trong tháng 10, nền kinh tế Anh tăng trưởng 0.4% so với tháng trước sau khi tăng trưởng 1.1% trong tháng 9.

Khi số ca nhiễm vẫn còn cao, chính quyền tại Đức, Pháp và các quốc gia khác gần đây báo hiệu sẽ siết chặt biện pháp kiểm soát trong vài tuần tới. Các nhà quyết sách sợ rằng người tiêu dùng có thể thêm lo ngại về chi tiêu giữa bối cảnh dịch bệnh bùng phát.

Theo gói kích thích mới của ECB, họ sẽ tiếp tục “hấp thụ” khoảng 3/4 trái phiếu từ các quốc gia trong khu vực trong năm 2021, theo ước tính của Pictet Wealth Management ở Geneva. Nhờ đó, các chính phủ có thể chi tiêu mạnh cho các kế hoạch tiền lương và các chương trình đắt đỏ khác để duy trì hoạt động kinh doanh và việc làm.

Vũ Hạo (Theo WSJ)

FILI

Các tin tức khác

>   Hàng chục triệu người Mỹ nguy cơ bị đuổi khỏi nhà vì nợ tiền thuê (10/12/2020)

>   Một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu bằng USD (10/12/2020)

>   Thái Lan chính thức mở cửa đón du khách toàn thế giới (10/12/2020)

>   WTO thông báo các sản phẩm hỗ trợ thương mại hàng hóa quý III/2020 (10/12/2020)

>   Vaccine Covid-19 chảy về các nước giàu (10/12/2020)

>   Nga yêu cầu người tiêm vaccine không uống rượu gần hai tháng (09/12/2020)

>   Hai tổng thống, hai thông điệp về Covid-19 ở Mỹ (09/12/2020)

>   Singapore đón đầu làm trung tâm vận chuyển vaccine Đông Nam Á (09/12/2020)

>   Nhà hàng ở Mỹ 'sập tiệm' hàng loạt vì Covid-19 (09/12/2020)

>   Hàn Quốc cân nhắc gia nhập CPTPP (09/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật