Chủ Nhật, 13/12/2020 21:17

Khởi tố một loạt cựu lãnh đạo Tổng công ty thép Việt Nam

Mở rộng điều tra vụ sai phạm xảy ra tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty gang phép Thái Nguyên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố thêm 14 người liên quan.

Dự án mở rộng gang thép Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hàng ngàn tỉ đồng đang trong tình trạng hư hỏng, rỉ sétẢnh Thái Sơn

Ngày 13.12, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết đã ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 14 bị can nguyên là cán bộ, lãnh đạo của Công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO), Tổng công ty thép Việt Nam (VNS) về các tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong số này có 9 bị can bị khởi tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 gồm: Đặng Văn Tập, nguyên Phó giám đốc thường trực Ban Quản lý dự án TISCO; Đồng Quang Dương, nguyên Phó giám đốc, kiêm Thư ký dự án TISCO; Nguyễn Trọng Khôi, nguyên Phó tổng giám đốc VNS; Trịnh Khôi Nguyên, nguyên Trưởng phòng Đầu tư phát triển VNS; Đỗ Xuân Hòa, nguyên Kế toán trưởng TISCO; Lê Thị Tuyết Lan, nguyên Phó phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính TISCO; Uông Sỹ Bính, nguyên Phó phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính TISCO; Nguyễn Văn Tráng, nguyên Ủy viên Ban kiểm soát VNS; Đặng Thúc Kháng, nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị, kiêm Trưởng ban Kiểm soát VNS. Riêng bị can Đặng Thúc Kháng áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giam.

Đồng thời C03 cũng khởi tố 5 bị can khác về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015, gồm: Lê Phú Hưng, nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị VNS; Nguyễn Minh Xuân, nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị VNS; Nguyễn Chí Dũng, nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị TISCO; Hoàng Ngọc Diệp, nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị TISCO; Đoàn Thu Trang, nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị TISCO.

Như Thanh Niên đã phản ánh, quá trình thanh tra tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của TISCO, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện hàng loạt vi phạm nghiêm trọng và chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra 4 vụ án hình sự.

Tháng 4.2019, C03 đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố, bắt tạm giam hàng loạt bị can có liên quan, trong số này có ông Mai Văn Tinh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị VNS; ông Đậu Văn Hùng, nguyên Tổng giám đốc VNS; ông Trần Trọng Mừng, nguyên Tổng giám đốc Công ty TISCO; ông Trần Văn Khâm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị TISCO.

Theo kết luận thanh tra, dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của TISCO được phê duyệt với tổng mức đầu tư 3.843 tỉ đồng, dự kiến thời gian thực hiện là 2,5 năm, thời hạn thu hồi vốn dự kiến là 6,87 năm.

Trả lãi hơn 40 tỉ đồng mỗi tháng

Từ năm 2007, TISCO ký hợp đồng 01 EPC với nhà thầu Công ty tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MMC) trị giá 160,8 triệu USD (tỷ giá USD thời điểm này là 1 USD = 15.850 đồng). Hai bên xác định đây là giá trọn gói không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Thời gian thực hiện dự kiến là 30 tháng. Nhưng sau đó TISCO và MMC đã ký với nhau nhiều phụ lục điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng trong hợp đồng EPC đã ký. Theo số liệu của TISCO, tổng giá trị thanh toán tính đến 31.12.2016 là gần 4.500 tỉ đồng, trong đó chi phí thiết bị hơn 2.100 tỉ đồng, chi phí xây dựng gần 1.000 tỉ đồng... Tổng dư nợ gốc, lãi vay ngân hàng phải trả của dự án là 3.900 tỉ đồng (hiện lãi vay phải trả trên 40 tỉ đồng/tháng).

Theo Thanh tra Chính phủ, một trong những sai phạm nghiêm trọng tại dự án này là nâng tổng mức đầu tư hàng ngàn tỉ đồng thiếu cơ sở căn cứ pháp lý. Cụ thể, từ đề xuất của TISCO, tháng 8.2012, VNS đã có văn bản gửi Bộ Công thương và đề nghị Thủ tướng điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 3.800 tỉ đồng lên 8.100 tỉ đồng.

Theo Thanh tra Chính phủ, thời điểm xin ý kiến điều chỉnh tổng mức đầu tư, theo chỉ đạo của Thủ tướng, một số bộ, ngành và Ngân hàng Nhà nước cho ý kiến cho rằng việc dự án đội vốn là thiếu cơ sở nhưng Bộ Công thương khi đó với vai trò thẩm tra, rà soát vẫn trình Chính phủ phương án điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Thực tế dự án này đã phải kéo dài, chậm tiến độ trên 10 năm, đã tạm dừng thi công từ năm 2013 đến nay. Tổng mức đầu tư của dự án đã tăng nhưng toàn bộ các hạng mục chính chưa hoàn thành. MMC chưa chuyển đủ thiết bị theo danh mục, tình trạng máy móc thiết bị hư hỏng, sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật... ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng dự án.

Thái Sơn

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Vì sao TP.HCM hủy bỏ hàng loạt dự án thu hồi đất? (13/12/2020)

>   Khốn khổ vì dự án 'treo' (12/12/2020)

>   Cựu đô đốc Nguyễn Văn Hiến không được hưởng án tù treo (11/12/2020)

>   Đề nghị giảm một phần mức án cho cựu đô đốc Nguyễn Văn Hiến (11/12/2020)

>   Lập tổ điều tra sự cố Metro Số 1 (11/12/2020)

>   Vì sao thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất đai ở Bình Dương? (11/12/2020)

>   Út ‘trọc’ bất ngờ thay đổi lời khai (10/12/2020)

>   HoREA: '100% hộ đồng ý mới dỡ chung cư hư hỏng là vô lý' (10/12/2020)

>   Điểm danh một số dự án nổi bật của thị trường Bình Dương (10/12/2020)

>   Hàng chục bất động sản của Trần Uyên Phương bị 'phong tỏa' (09/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật