Thứ Ba, 01/12/2020 21:51

Hơn 3.000 tỉ đồng làm tuyến buýt nhanh đầu tiên tại TP.HCM

UBND TP.HCM vừa chính thức ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư phát triển giao thông xanh (buýt nhanh BRT).

Dự án xây dựng tuyến buýt nhanh số 1 của TP.HCM được Thủ tướng phê duyệt ngày 19.11.2013 với thời gian thực hiện dự kiến là 5 năm (2014 - 2019)

Theo đó, TP.HCM sẽ xây dựng tuyến xe buýt chất lượng cao số 1 dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, với tên thương hiệu là "Tuyến Buýt Xanh số 1" có đặc trưng kỹ thuật, chất lượng dịch vụ tương tự loại hình BRT light trên thế giới.

Tuyến buýt nhanh BRT này đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của loại hình giao thông thông minh như thẻ vé (có cả vé NFC - vé thanh toán bằng điện thoại di động) và kiểm soát vé, tiếp cận, nối kết, thông tin, vận hành và quản lý, tổ chức giao thông đều theo hình thức thông minh.

Chiều dài toàn tuyến chính 26 km, bổ sung đoạn kết nối vào Bến Thành và Chợ Lớn, tăng khả năng kết nối với hệ thống xe buýt hiện hữu. Điểm đầu tuyến từ vòng xoay An Lạc (trong giai đoạn tiếp theo khi bến xe Miền Tây mới hoàn thành, lộ trình tuyến sẽ được nối dài đến Bến xe Miền Tây mới), điểm cuối tuyến là Ga Rạch Chiếc.

Tuyến sẽ chạy dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, qua địa bàn các quận 1, 2, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Vận tốc thiết kế của tuyến là 60 km/h, có 28 trạm dừng trên tuyến, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.

Xe buýt nhanh BRT sẽ có sức chứa 60 - 72 hành khách, sàn xe cao 30 cm và tổng số lượng xe đầu tư vào giai đoạn đầu là 42 chiếc (với kế hoạch vận hành năm đầu cần 39 chiếc, năm thứ 3 đầu tư thêm 3 chiếc, bao gồm 10% xe dự phòng).

Nhắm phát huy tốt nhất nhiệm vụ và lợi ích mà tuyến giao thông công cộng này mang lại, TP.HCM cũng thực hiện cải tạo và bố trí hai làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT nằm sát dải phân cách trung tâm của phần làn đường cơ giới hiện tại. Đồng thời, bổ sung dải phân cách bê tông giữa làn đường dành riêng và các làn xe cơ giới khác, bổ sung các phương tiện khác (xe buýt gom, xe buýt thông thường và xe ưu tiên) được sử dụng làn đường dành riêng. Song song, mở rộng mỗi bên 1 làn xe vào dải phân cách trung tâm đoạn từ Đồng Văn Cống đến nút giao Cát Lái (dài khoảng 1,8 km) và nghiên cứu xây dựng mới các cầu bộ hành, cầu vượt kênh để phục vụ hành khách tiếp cận trạm dừng.

Tổng mức đầu tư dự án là hơn 3.272 tỉ đồng, trong đó vốn đối ứng là hơn 422 tỉ đồng, còn lại là nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (World Bank), thời gian thực hiện dự án đến năm 2023.

Hà Mai

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Bộ GTVT lo giải phóng mặt bằng không đạt tiến độ (01/12/2020)

>   Đề xuất chuyển đầu tư công cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ (30/11/2020)

>   Gần 3 km đường Vành đai 2 TP HCM dang dở (30/11/2020)

>   Bao giờ 'giải thoát' cầu Thủ Thiêm 2? (28/11/2020)

>   Thêm 2 dự án cao tốc Bắc - Nam xin chuyển đầu tư công (28/11/2020)

>   Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, gấp rút xây nhà ga T3 Tân Sơn Nhất (27/11/2020)

>   Bộ ba chính sách 'vàng': Tới 2030, ĐBSCL bắt kịp cả nước (26/11/2020)

>   Mở đường ven biển từ Sài Gòn đi dọc miền Tây (26/11/2020)

>   Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm tại Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội (26/11/2020)

>   Xu hướng 'chui' xuống đất xây dựng các thành phố ngầm (25/11/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật