Thứ Sáu, 25/12/2020 11:36

Dịch Covid-19 tái bùng phát đe dọa tới đà hồi phục kinh tế tại châu Á

Khi năm 2020 dần khép lại, châu Á được nhiều nhà đầu tư đánh giá là một trong những khu vực có triển vọng kinh tế tốt nhất trong năm 2021, nhờ thành quả tích cực trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19.

Thế nhưng, làn sóng tái bùng phát dịch gần đây ở một số quốc gia đang có khả năng bóp nghẹt triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á, một số chuyên viên phân tích cảnh báo.

“Đối với một số gã khổng lồ châu Á, tác động của đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài đến năm 2021”, công ty nghiên cứu Pantheon Macroeconomics.

Dĩ nhiên, số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày ở nhiều khu vực châu Á vẫn còn thấp so với các quốc gia châu Âu và Mỹ, dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins cho thấy.

Tuy nhiên, một số quốc gia hiện vẫn đang cố gắng kiểm soát tác động của làn sóng bùng phát thứ hai. Thậm chí, tại những khu vực thành công trong việc kiểm soát đại dịch trước đó, đại dịch đã trở lại, trong đó Đài Loan ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng đầu tiên kể từ ngày 12/04 – qua đó cho thấy những khó khăn trong việc diệt trừ Covid-19.

Nhật Bản

Tổng số ca nhiễm Covid-19: Hiện tại ghi nhận 207,007 ca nhiễm và 2,941 ca tử vong, theo dữ liệu từ Đại học Hopkins.

Số ca nhiễm Covid-19 ở Nhật Bản bắt đầu tăng trở lại trong tháng 11/2020 và vượt 3,000 ca nhiễm lần đầu tiên trong tuần trước, dữ liệu cho thấy.

Các nhóm y tế tại xứ sở mặt trời mọc lên tiếng cảnh báo hệ thống y tế đang chịu áp lực lớn từ đại dịch Covid-19, theo Reuters. Thế nhưng, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga vẫn chưa tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Các chuyên gia kinh tế từ Pantheon Macroeconomics viết trong báo cáo ngày thứ Tư (23/12) rằng các quy định giãn cách xã hội “tương đối nhẹ” của Chính phủ Nhật Bản dường như không có hiệu quả và điều này có thể dẫn tới những biện pháp cứng rắn hơn trong vài tháng tới.

“Như thế, chúng ta không thể loại trừ khả năng Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc lần 2”, các chuyên gia kinh tế cho biết. Điều này sẽ gây áp lực lên nền kinh tế Nhật Bản vào quý 1/2021.

Hàn Quốc

Tổng số ca nhiễm Covid-19: Hiện tại ghi nhận 53,533 ca nhiễm và 756 ca tử vong, theo dữ liệu từ Đại học Hopkins.

Tương tự như Nhật Bản, số ca nhiễm Covid-19 của Hàn Quốc đạt mức chưa từng thấy trước đó trong tháng này, ghi nhận hơn 1,000 ca nhiễm lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát.

Tuy vậy, không như Nhật Bản, Chính phủ xứ sở kim chi áp dụng biện pháp cứng rắn hơn để đối phó với đợt bùng phát mới.

Ngày 22/12, Chính phủ Hàn Quốc thông báo cấm tụ tập trên 5 người trên toàn quốcvà yêu cầu các điểm thu hút khách du lịch phải đóng cửa, theo hãng tin Yonhap News.

Việc thực hiện những động thái cứng rắn trênsẽ cho phép Hàn Quốc hạn chế thiệt hại đến nền kinh tế, nhất là trong quý 4/2020, theo Pantheon Macroeconomics.

Malaysia

Tổng số ca nhiễm Covid-19: Hiện tại ghi nhận 98,737 ca nhiễm và 444 ca tử vong, theo dữ liệu từ Đại học Hopkins.

Tháng 10/2020, dịch bệnh bắt đầu bùng phát mạnh trở lại tại Malaysia, dữ liệu John Hopkins cho thấy. Điều này đã thôi thúc Chính phủ áp thêm hàng loạt biện pháp phong tỏa từng phần ở một số khu vực.

Các chuyên gia kinh tế từ công ty tư vấn Capital Economics cho biết triển vọng của nền kinh tế Malaysia đã “kém lạc quan hơn” trong quý này, nhất là về phương diện lượng tiêu thụ trong nền kinh tế.

“Làn sóng dịch Covid-19 thứ hai và việc tái áp đặt biện pháp kiểm soát dịch sẽ dập tắt đà hồi phục về lượng tiêu thụ”, họ cho biết trong báo cáo ngày 22/12.

Thế nhưng, các lĩnh vực khác của nền kinh tế - như xuất khẩu – có thể tiếp tục có thành quả tốt, vì vậy tác động kinh tế từ đợt bùng phát dịch gần nhất có thể “yếu hơn” so với làn sóng đầu tiên, các chuyên gia kinh tế cho biết.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Nhật Bản sẽ dừng cấp vốn ODA cho các dự án điện than (25/12/2020)

>   Anh - EU đạt thỏa thuận thương mại hậu Brexit (25/12/2020)

>   Singapore phát hiện biến chủng nCoV từ Anh (24/12/2020)

>   Trung Quốc điều chỉnh chính sách thuế của gần 900 mặt hàng nhập khẩu (24/12/2020)

>   Trung Quốc tìm cách hút chi tiêu trực tuyến của 'người già 2.0' (24/12/2020)

>   Kinh tế châu Á sẽ hồi phục như trước dịch vào năm 2022 (23/12/2020)

>   Mỹ: Lo ngại COVID-19, lòng tin tiêu dùng và doanh số bán nhà giảm (23/12/2020)

>   'Chúng tôi như trở lại đáy khủng hoảng hồi tháng 3' (23/12/2020)

>   Ông Trump báo hiệu sẽ không ký gói cứu trợ 900 tỷ USD, yêu cầu phát tiền nhiều hơn cho dân (23/12/2020)

>   nCoV đột biến ở Anh đáng sợ như thế nào? (22/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật