Thứ Ba, 15/12/2020 09:15

Đến thời cổ phiếu quỹ được đem làm ESOP?

Hàng ngàn tỷ đồng đã được các doanh nghiệp chi ra để mua cổ phiếu trong giai đoạn thị trường giảm sâu vì Covid-19. Số phận của khối cổ phiếu quỹ này sẽ ra sao: Chốt lời trên thị trường, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, hay có lẽ là… ESOP?

Ngày 09/12 vừa qua, HĐQT CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) đã thông qua phương án mua lại 4.9 triệu cp để làm cổ phiếu quỹ. Nếu các giao dịch được thực hiện trọn vẹn, số cổ phiếu quỹ nắm giữ của ông lớn ngành xây dựng sẽ nâng từ 2.96 triệu cp lên mức 7.86 triệu cp, tương đương 9.92% số cổ phần đã phát hành. Đáng chú ý, CTD có kế hoạch sử dụng khối cổ phần trị giá hàng trăm tỷ đồng kể trên để bán ưu đãi cho cán bộ nhân viên theo chương trình ESOP.

Doanh nghiệp này không hề đơn độc với quyết định đó. Từ ngân hàng vốn hóa tỷ USD, đến công ty đầu tư đa ngành hay các nhà sản xuất thiết bị điện, văn phòng phẩm đều đã có những động thái tương tự.

Mua cổ phiếu quỹ và bán ưu đãi cho nhân viên sẽ là công thức ESOP mới để giải quyết tình trạng pha loãng cổ phần?

ESOP là các chương trình phát hành cổ phiếu cho cán bộ nhân viên trong công ty với mức giá thường ưu đãi thấp hơn so với thị giá trên sàn chứng khoán, chẳng hạn như CTCP Thế Giới Di Động (HOSE: MWG) thường phát hành ESOP với giá 10,000 đồng/cp, trong khi CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) thường chọn mức 20,000 đồng/cp.

Pha loãng cổ phần: Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu (tăng số lượng) dẫn đến phần lợi ích của cổ đông trên từng cổ phần bị chia nhỏ hơn.

Mặc dù luôn được chia sẻ từ những người điều hành doanh nghiệp về những lợi ích mà ESOP mang lại như giữ chân được nhân sự hay khích lệ sự cống hiến của người lao động,… tuy nhiên, một bộ phận trong giới đầu tư - đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân - vẫn giữ ánh nhìn ngờ vực đối với các chương trình phát hành ưu đãi này. Các ý kiến bất bình thường xoay quanh những vấn đề như mức giá phát hành quá thấp, sự pha loãng cổ phần và việc thiếu đi sự minh bạch trong công tác công bố danh sách nhân sự được quyền mua ưu đãi.

Những lời phản đối của giới đầu tư thường rất gay gắt. Trong bối cảnh có sự tham gia của làn sóng nhà đầu tư cá nhân mới (F0) vào thị trường, những người ít kinh nghiệm và có thể dễ bị tác động hơn bởi thông tin. Các chỉ trích tràn lan trên các diễn đàn chứng khoán có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đối với cộng đồng nhà đầu tư nhỏ - những người đóng góp phần lớn thanh khoản giao dịch cổ phiếu hàng ngày tại thị trường Việt Nam.

Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp bắt đầu có những bước đi có thể giải quyết một trong những khúc mắc về ESOP của giới đầu tư: Sự pha loãng. Lần lượt từ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HOSE: VPB), CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE), CTCP Tập đoàn Thiên Long (HOSE: TLG), Tổng Công ty Thiết bị Điện Việt Nam (HOSE: GEX) và mới đây nhất là CTD đều đã công bố các kế hoạch sử dụng hàng triệu cổ phiếu quỹ để tạo nguồn phát hành ESOP.

Ngoài những tác động về tâm lý khi thông tin được công bố, các giao dịch mua vào hàng triệu cp quỹ cũng tạo nên lực cầu đáng kể trên thị trường chứng khoán, qua đó thúc đẩy thị giá cổ phiếu.

Đợt giảm sâu của thị trường chứng khoán vào quý 1/2020 trước sự bùng phát của Covid-19 đã kích thích làn sóng mua cổ phiếu quỹ với quy mô lớn và đồng loạt của nhiều doanh nghiệp. Việc “đầu tư vào chính mình” trả công xứng đáng cho họ khi VN-Index hiện đã vượt mốc 1,064 điểm (kết phiên 14/12), tăng trên 60% so với cuối tháng 3. Khi các mức thị giá cổ phiếu đã tăng cao và tình hình kinh doanh bắt đầu khởi sắc, các doanh nghiệp có lẽ sẽ tính đến phương án bán ra những cổ phiếu quỹ đang nắm giữ.

Giữa bối cảnh phương án phát hành mới cổ phiếu để thực hiện ESOP vấp phải nhiều phản đối từ nhà đầu tư cá nhân trong những năm qua, việc nhiều doanh nghiệp đang nắm hàng triệu cổ phiếu quỹ tạo cho họ một vị thế tốt để triển khai cách thức tưởng thưởng mới cho nhân sự trong năm nay.

Dù vậy, khác với phương án phát hành mới cổ phần, việc mua cổ phiếu quỹ để triển khai ESOP cũng đồng nghĩa rằng các doanh nghiệp trước tiên phải chi số tiền không nhỏ để giao dịch trên thị trường. Điều này dẫn đến một câu hỏi khác: Hàng chục, hàng trăm tỷ đồng đó có nên được ghi nhận là chi phí tại các báo cáo tài chính của các công ty?

* Virus giáng đòn, doanh nghiệp ‘giương khiên’ cổ phiếu quỹ

* Doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ: Có phải chỉ để cứu giá?

Thừa Vân

FILI

Các tin tức khác

>   15/12: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán? (15/12/2020)

>   KOS: Quyết định của HĐQT về việc chốt DSCĐ (14/12/2020)

>   KOS: Quyết định của HĐQT về việc chốt DSCĐ (14/12/2020)

>   BOS: SCB_Cong bo thong tin thay doi Giay chung nhan dang ky doanh nghiep co phan lan thu 15 (14/12/2020)

>   Nhóm cổ phiếu nông nghiệp, vật tư nông nghiệp hút tiền (14/12/2020)

>   SRC: Thông báo quyết định của Tổng Cục thuế về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế (14/12/2020)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 15/12 (15/12/2020)

>   FUESSV30: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 11/12/2020 (14/12/2020)

>   FUESSV50: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 11/12/2020 (14/12/2020)

>   FUESSVFL: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 11/12/2020 (14/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật