Thứ Ba, 29/12/2020 20:13

51% cửa hàng bán lẻ được khảo sát doanh thu sụt giảm do đại dịch Covid 19

Theo khảo sát thực hiện trên 10.000 cửa hàng tham gia khảo sát thường niên của Sapo cho thấy, 2020 là một năm khó khăn đối với những nhà bán hàng, đặc biệt trong các ngành dịch vụ ăn uống, lưu trú, nghỉ dưỡng.

51% cửa hàng bán lẻ được khảo sát doanh thu sụt giảm do đại dịch Covid 19
Ảnh minh hoạ.

 

Có 51% cửa hàng được khảo sát ghi nhận doanh thu sẽ sụt giảm so với năm 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm được cho là do tác động mạnh của đại dịch Covid 19, thiên tai, bão lũ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu và hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

18,6% doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tương đương và 30,7% doanh nghiệp ghi nhận có mức độ tăng trưởng so với năm 2019.

Trong đó, nhóm ngành dịch vụ ăn uống chịu ảnh hưởng lớn nhất, tiếp đến là nhóm kinh doanh trên website và kinh doanh truyền thống, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Trong đó có 95% nhà bán hàng ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống cho biết họ chịu ảnh hưởng xấu từ dịch Covid 19, nhẹ thì sụt giảm doanh thu, giảm nhân viên, nặng là phải đóng cửa hàng, đóng chi nhánh.

51% cửa hàng bán lẻ được khảo sát doanh thu sụt giảm do đại dịch Covid 19 - Ảnh 1.
Hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng nhỏ lẻ năm 2020 so với năm 2019

Mô hình bán hàng đa kênh thể hiện ưu thế trong mùa dịch, có tới 24,1% nhà bán hàng đa kênh trên sàn thương mại điện tử, Facebook và Website ghi nhận có tăng trưởng doanh thu trong và sau dịch bệnh.

Nhằm đối phó với dịch bệnh, các mô hình kinh doanh truyền thống đều đẩy mạnh kênh bán hàng online hơn trước. Gần 24% nhà bán lẻ chuyển đổi hoàn toàn từ bán hàng truyền thống sang bán hàng online, nhờ vậy 56% trong số họ đã có sự hồi phục kinh doanh đạt hoặc vượt mức doanh thu của thời điểm trước khi diễn ra Covid19.

Theo số liệu 2019, kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử chỉ xếp vị trí thứ 4 trong danh sách các kênh bán hiệu quả. Năm 2020, kênh này đã vươn lên chiếm vị trí số 1 mà trước đó vị trí này là của Facebook.

2020 vẫn là một năm phổ biến của các đơn vị kinh doanh quy mô nhỏ (1 cửa hàng, dưới 5 nhân viên). Theo số liệu thống kê, số lượng cửa hàng tạp hóa, siêu thị có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2019, hiện đứng thứ 3 trong top 10 ngành kinh doanh phổ biến nhất năm 2020.

Dự báo năm 2021, trong khi 6% chủ cửa hàng bi quan về tình hình thị trường, cho rằng nền kinh tế chưa phục hồi hậu đại dịch, chịu tác động xấu của kinh tế thế giới; thì 70% chủ shop tin tưởng và kỳ vọng lớn vào khả năng phát triển của năm 2021.

Trong đó, 51,3% cửa hàng tự tin sẽ phục hồi và tăng trưởng nhẹ, 24% cửa hàng kỳ vọng phục hồi nhưng chưa tăng trưởng, 118,3% chắc chắn tăng trưởng mạnh mẽ, 6,3% cho rằng chưa có khả năng hồi phục…

AN NHIÊN

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Tình trạng thiếu tàu chở hàng, thiếu container có thể kéo dài đến tháng 3.2021 (29/12/2020)

>   Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển (29/12/2020)

>   Nhiều doanh nghiệp FDI doanh thu tăng, lỗ... tăng theo: Đóng thuế ít vì ưu đãi (29/12/2020)

>   Bộ Công Thương đề nghị xem xét quy hoạch 136 dự án điện gió (29/12/2020)

>   'Phạt nguội' vi phạm giao thông, quyết liệt sẽ làm được (29/12/2020)

>   Cách nào giúp Việt Nam cân bằng thương mại với Mỹ? (28/12/2020)

>   Phó Thủ tướng: Thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 20 bậc (28/12/2020)

>   8 ủy viên, nguyên ủy viên T.Ư bị xử hình sự trong nhiệm kỳ khóa XII (28/12/2020)

>   Bộ Công thương đề nghị tạm dừng xây mới thuỷ điện nhỏ (28/12/2020)

>   Gần 135 ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2020 (28/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật