Thứ Tư, 04/11/2020 09:00

Myanmar tìm thêm thị trường xuất khẩu cà phê

Hiệp hội Cà phê Myanmar (MCA) cho biết nước này sẽ mở rộng xuất khẩu cà phê vùng cao nguyên sang thị trường Singapore trong nỗ lực tiếp cận các thị trường xuất khẩu cà phê mới, The Myanmar Times đưa tin.

Phó Chủ tịch MCA U Min Hlaing cho biết: “Suốt giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu cà phê trong nước giảm mạnh nên một số thương nhân đang cố gắng mở rộng thị trường bằng cách bán ra nước ngoài. Chúng tôi đang kết nối với các thị trường mới trong khu vực thông qua Singapore”.

Theo MCA, nhu cầu cà phê trong nước đã giảm ít nhất 70% kể từ tháng 3 năm nay, thời điểm nước này ghi nhận các ca dương tính Covid-19 đầu tiên.

Hồi tháng 10, MCA đã tham gia Đấu giá Trực tuyến Cà phê đặc sản Singapore 2020. Phiên đấu giá này nhằm mang lại nền tảng để các nhà sản xuất cà phê hạt trên toàn cầu giới thiệu và quảng bá cà phê hạt đến thị trường châu Á và Singapore được sử dụng làm trị trường trung tâm. Tại phiên đấu giá, cà phê của Myanmar đã thu hút được sự quan tâm của quốc tế.

Mặc dù thiếu người mua do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, U Myo Aye, một nhà kinh doanh cà phê trong nước, vẫn tin rằng nhu cầu cà phê sản xuất tại Myanmar sẽ tăng nhờ chất lượng vượt trội. Ông nói: “Tỷ lệ sản xuất và doanh số bán cà phê của chúng tôi sẽ dần mở rộng thêm".

Trong khi đó, một số doanh nghiệp trong nước lại lưu ý xuất khẩu cà phê có thể giảm hơn nữa trong những năm tới, trái ngược với xu hướng tăng trưởng 5 năm qua. Theo MCA, giá trị xuất khẩu cà phê đã tăng gấp 4 lần, lên hơn 6 triệu USD trong năm tài chính 2019-2020, so với mức 1.5 triệu USD năm 2014.

Theo Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy lợi, Myanmar đang nỗ lực thu hút khách hàng quốc tế sau khi chứng kiến xuất khẩu cà phê sụt giảm do đại dịch. Xuất khẩu cà phê trong năm tài chính 2019-2020 đã giảm một nửa so với năm trước, khi Myanmar xuất khẩu hơn 1,000 tấn cà phê sang Mỹ, Đức, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu.

Với 50,000 mẫu đồn điền cà phê, Myanmar sản xuất hơn 8,000 tấn cà phê hạt mỗi năm, trong đó 80% là cà phê Arabica có giá trị cao, phần còn lại là cà phê Robusta, có giá trị thấp hơn và chủ yếu được sử dụng để chế biến cà phê hòa tan. Nguồn thu và tăng trưởng của thị trường cà phê Myanmar phụ thuộc phần lớn vào các quán cà phê, nhà hàng và khách sạn.

Theo số liệu về xu hướng tiêu dùng cà phê trong nước, 90% dân số Myanmar dùng cà phê pha sẵn được chế biến từ bột cà phê nhập khẩu giá rẻ và chỉ 10% còn lại dùng cà phê pha phin từ nguồn cà phê trong nước.

Đỗ Thảo (Theo The Myanmar Times)

FILI

Các tin tức khác

>   Campuchia: Dự luật Đầu tư mới sẽ hoàn thiện trong tháng 11 (02/11/2020)

>   Myanmar tiếp tục hoãn chuyến bay thương mại quốc tế đến cuối tháng 11 (30/10/2020)

>   Thương mại song phương Campuchia-Thái Lan giảm 19% (27/10/2020)

>   Campuchia sắp có thêm hơn 6,000 việc làm nhờ 4 dự án đầu tư mới (26/10/2020)

>   Campuchia: Mạng 5G chưa được phép triển khai trong năm nay (24/10/2020)

>   Hồng Kông vẫn tìm cơ hội đầu tư tại Myanmar trong đại dịch (23/10/2020)

>   Trung Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất của Lào (20/10/2020)

>   Campuchia đang thảo luận Dự luật Đầu tư mới (19/10/2020)

>   Myanmar: Covid-19 khiến thị trường cà phê lao dốc, bất động sản đứng yên (18/10/2020)

>   Nông dân Campuchia làm bù nhìn đuổi nCoV (11/10/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật