Thứ Ba, 27/10/2020 09:00

Vị thế nào cho nhóm cổ phiếu ngân hàng mới lên sàn?

Gần đây, các ngân hàng bắt đầu tăng tốc trong cuộc đua niêm yết lên sàn chứng khoán khi thời hạn 2020 đã cận kề.

Theo Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” được Thủ tướng phê duyệt từ cuối tháng 02/2019, nhằm đa dạng cơ sở hàng hóa trên thị trường, thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu của các NHTM cổ phần theo hướng đến hết năm 2020, toàn bộ các NHTM niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức.

Tuy nhiên, do một phần chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 diễn ra từ đầu năm, đến nay khi đã trôi qua hết 9 tháng, các ngân hàng mới bắt đầu tăng tốc nước rút trong cuộc đua lên sàn này.

Từ đầu năm 2020 đến nay, chỉ có 3 ngân hàng hoàn thành việc giao dịch trên sàn UPCoM là Ngân hàng Bản Việt (BVB, 09/07), Ngân hàng Nam Á (NAB, 09/10) và Saigonbank (SGB, 15/10).

Mới đây, HOSE  cho biết đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của gần 1.18 tỷ cp MSB, tương ứng giá trị gần 11,750 tỷ đồng.

Như vậy, tính đến hiện tại, vẫn còn một số nhà băng vẫn chưa lên tiếng hay có động thái cụ thể nào cho việc niêm yết hay giao dịch trên UPCoM như SCB, SeABank, VietABank, BaoVietBank, PVcomBank

Tiến trình lên sàn của các ngân hàng tính đến 27/10/2020

Ngân hàng tăng vốn, cổ phiếu có tăng sức hút?

TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế nhận xét, không kỳ vọng nhiều vào việc nhóm cổ phiếu ngân hàng đua nhau lên sàn sẽ “dẫn sóng” thị trường, vì nhóm cổ phiếu này nhiều năm nay không còn hấp dẫn như xưa, việc các ngân hàng liên tục lên sàn đương nhiên cũng muốn tạo cho cổ phiếu của mình có sức hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư, các ngân hàng này cũng muốn tăng vốn để tạo ra giá trị thị trường cho cổ phiếu tăng lên, tạo ra sức hút hấp dẫn. Nhưng tại thời điểm này chỉ có một số ngân hàng tốt, chứ cổ phiếu ngân hàng không được xem là hấp dẫn lắm.

Bàn thêm về sức hút của nhóm cổ phiếu ngân hàng mới, TS. Đinh Thế Hiển – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng cho biết, hiện nay trong các doanh nghiệp niêm yết, những doanh nghiệp minh bạch và được kiểm soát chặt chẽ nhất vẫn là các ngân hàng “gốc” Nhà nước so với các tổ chức khác.

Thứ nhất, các ngân hàng này được giám sát bởi quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chặt chẽ hơn các doanh nghiệp khác. Thứ hai, các ngân hàng này do Nhà nước nắm chi phối nên được giám sát bởi Nhà nước rất chặt chẽ. Do vậy, các ngân hàng này được các quỹ đầu tư nước ngoài thích nắm giữ.

Khi nhìn vào việc tăng vốn gần đây của các ngân hàng, TS. Đinh Thế Hiển nhận định những ngân hàng chưa niêm yết thì khi tăng vốn sẽ tạo được sức thu hút cho các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức lớn. Điều này trước mắt sẽ tạo ra sự hưng phấn trên thị trường chứng khoán, có thể phần nào giúp cho ngành ngân hàng vẫn dẫn dắt cổ phiếu của sàn.

Điểm nhìn xa hơn, nếu thị trường chứng khoán đứng đầu chỉ bởi các ngân hàng cũng chưa thể hiện được sức mạnh của nền kinh tế đang phát triển. Những công ty đứng đầu cần phải có những thế mạnh như thủy sản, sản xuất, hàng xuất khẩu… thì mới tạo ra được hình ảnh mạnh hơn cho nền kinh tế. Trước mắt, các ngân hàng đang tạo ra được sức mạnh cho nền kinh tế và dẫn dắt thị trường.

Trong khi đó, theo báo cáo Cập nhật việc niêm yết mới trên HOSE của SSI Research phát hành ngày 21/10 vừa qua, SSI Research cho rằng các nhà đầu tư đều kỳ vọng các cổ phiếu ngân hàng mới niêm yết sẽ được định giá lại. Theo đó, việc bán cổ phiếu trong tương lại để cải thiện tỷ lệ an toàn vốn có thể được thực hiện với mức giá tốt hơn.

Trường hợp muốn niêm yết lên HOSE của VIB, LPB hay ACB, SHB, SSI Research cho rằng các ngân hàng này không chịu áp lực pháp lý, vì đã niêm yết trên HNX hoặc đang giao dịch trên UPCoM. Nhu cầu hối thúc chuyển sàn như vậy một phần có thể do áp lực cạnh tranh, vì các ngân hàng cấp 2 khác có quy mô tương đương đang niêm yết thẳng trên HOSE. Ngoài ra, việc chuyển sàn có thể do nhu cầu về vốn, vì việc niêm yết trên HOSE có thể cải thiện cơ hội thu hút vốn trong tương lai với định giá tốt hơn.

Trên thực tế, Thông tư 26/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước cũng quy định điều kiện để tổ chức tín dụng cổ phần được chấp thuận niêm  yết trên thị trường chứng khoán là: Có thời gian hoạt động tối thiểu 2 năm, giá trị thực của vốn điều lệ đến thời điểm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định, hoạt động kinh doanh có lãi 2 năm liền kề, tuân thủ các an toàn hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tại thời điểm cuối quý trong 2 quý liền kề…

Do đó, tăng vốn điều lệ được xem là bước đệm cho các ngân hàng chuẩn bị lên sàn. Việc tăng vốn ngay trong năm 2020 là một trong những kế hoạch quan trọng phải đạt được nhằm bổ sung vốn, bổ sung năng lực tài chính, cũng như thu hút nhà đầu tư nước ngoài… trước khi bước chân lên sàn chứng khoán của một số ngân hàng. Việc gấp rút tăng vốn có thể thấy rõ ràng khi chỉ trong 2 tháng qua, NHNN liên tục chấp thuận tăng vốn cho nhiều ngân hàng như OCB, VIB, ACB

Kế hoạch tăng vốn điều lệ của các ngân hàng 

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Cựu Phó tổng BIDV khai làm không đúng ý ông Trần Bắc Hà thì sẽ mất chức (26/10/2020)

>   Techcombank: Chi phí dự phòng gấp 2.8 lần, lãi trước thuế quý 3 vẫn tăng 24% (26/10/2020)

>   Quỹ Từ thiện Hành Trình Xanh và NCB chung tay cùng miền Trung vượt qua khó khăn (26/10/2020)

>   Thủ tục để vay vốn lãi suất 0% trả lương nhân viên nghỉ việc (25/10/2020)

>   Xét xử vụ án tại BIDV: Cho vay trái quy định, gây thất thoát cho BIDV 1.664 tỷ đồng (25/10/2020)

>   Xem xét miễn giảm lãi vay hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ (24/10/2020)

>   Ngân hàng chỉ được mua TPDN khi tỷ lệ nợ xấu dưới 3%? (23/10/2020)

>   Sự thật đằng sau mã OTP và cách bảo vệ người dùng? (28/10/2020)

>   Vị thế đồng USD giảm (23/10/2020)

>   Tăng thu từ ngoại hối, lãi trước thuế 9 tháng ABBank gần 946 tỷ đồng (23/10/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật