Thứ Năm, 22/10/2020 15:57

Vì đâu lãi trước thuế quý 3 Vietbank giảm 52%, nợ xấu tăng đến 61%?

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2020 vừa công bố của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB), lợi nhuận trước và sau thuế quý 3 giảm đến 52% và 54% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 86 tỷ đồng và gần 66 tỷ đồng. Tổng nợ xấu tính đến cuối quý 3 tăng mạnh 61% so với đầu năm.

Tính riêng trong quý 3, có thể thấy Vietbank đẩy mạnh nguồn thu ngoài lãi, tuy nhiên lại “bỏ quên” hoạt động chính. Thu nhập lãi thuần trong quý giảm đến 47% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 169 tỷ đồng.

Trong khi các hoạt động ngoài lãi lại tăng trưởng so với cùng kỳ như lãi thuần từ dịch vụ (+90%), lãi từ kinh doanh ngoại hối (gấp 8 lần), lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư (gấp 2.2 lần). Riêng lãi từ hoạt động khác giảm 40%.

Chính vì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đến 43% so với cùng kỳ (111 tỷ đồng), đi kèm với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đến 65% (25 tỷ đồng), do đó lợi nhuận trước và sau thuế của Ngân hàng giảm đến 52% và 54% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 86 tỷ đồng và gần 66 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, hoạt động chính của Vietbank vẫn sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ khi chỉ mang về hơn 487 tỷ đồng lãi thuần. Chi phí dự phòng tín dụng tăng đến 80% (66 tỷ đồng), do đó, lãi trước và sau thuế giảm 13% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 374 tỷ đồng và 295 tỷ đồng.

Như vậy, sau 9 tháng, Vietbank đã thực hiện được 61% so với kế hoạch 613 tỷ đồng lãi trước thuế của cả năm 2020.

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3/2020 của VBB. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020 của VBB

Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của Vietbank tăng 19% so với đầu năm, đạt gần 82,270 tỷ đồng. Đáng chú ý, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước gấp 2.3 lần đầu năm (6,050 tỷ đồng), các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác tăng 29% (22 tỷ đồng), các khoản lãi, phí phải thu tăng 49% (2,406 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng nhẹ 4% (42,664 tỷ đồng).

Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi của khách hàng tăng đến 23% so với đầu năm, ghi nhận gần 60,696 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá tăng 66%, lên mức 4,150 tỷ đồng.

Một số chỉ tiêu tài chính của VBB tính đến 30/09/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020 của VBB

Về chất lượng nợ vay, tính đến ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của Vietbank tăng đến 61% so với đầu năm, lên mức gần 868 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 54%, nợ nghi ngờ tăng 65% và nợ có khả năng mất vốn tăng 62%. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tăng từ mức 1.32% của đầu năm lên 2.03%.

Chất lượng nợ vay tại ngày 30/09/2020 của VBB. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020 của VBB

Trên thị trường, hơn 419 triệu cp VBB của Vietbank chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày 30/07/2019 với giá tham chiếu 15,000 đồng/cp. Tuy nhiên, hiện thị giá VBB chỉ đang giao dịch quanh mức 11,600 đồng/cp (kết phiên 22/10/2020), giảm gần 23% kể từ khi niêm yết với khối lượng giao dịch bình quân 20,900 cp/ngày.

Diễn biến giá cổ phiếu VBB từ khi niêm yết đến nay

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   CMS: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (công ty mẹ) (22/10/2020)

>   NHC: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (22/10/2020)

>   NST: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (22/10/2020)

>   NBW: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (22/10/2020)

>   DXP: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (22/10/2020)

>   DST: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (22/10/2020)

>   HHG: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (22/10/2020)

>   HHC: Báo cáo Tài chính Quý 3,2020 của Trụ sở chính (22/10/2020)

>   Mỹ kết luận Minh Phú cố tình né thuế chống bán phá giá (22/10/2020)

>   HHC: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (22/10/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật