Thứ Sáu, 09/10/2020 13:41

VDSC Research: ACV ước lỗ trước thuế 32 tỷ đồng trong quý 3

Kết quả kinh doanh quý 3/2020 dù giảm mạnh so cùng kỳ, nhưng vẫn ít tiêu cực hơn so với quý trước đó, Khối phân tích CTCK Rồng Việt (VDSC Research) cho biết trong một báo cáo ngày 05/10.

Theo ước tính của VDSC Research, doanh thu quý 3/2020 của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) ước đạt 1,339 tỷ đồng, giảm 49% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời lỗ trước thuế 32 tỷ đồng.

Lý do cho kết quả kém khả quan trên đến từ đà lao dốc của tổng sản lượng hành khách hàng không. Quý 3, VDSC Research ước tính tổng sản lượng hành khách đạt khoảng 13.6 triệu lượt (giảm 49% so cùng kỳ), một phần vì đợt tái bùng phát dịch với tâm chấn Đà Nẵng vào cuối tháng 7/2020.

Trong tháng 9, sản lượng khách quốc tế tiếp tục duy trì ở mức thấp, trong khi sản lượng khách nội địa tăng 33% so tháng trước nhờ các đường bay kết nối với Đà Nẵng được nối lại khi các ca lây nhiễm trong cộng đồng nhanh chóng được kiểm soát.

Kỳ vọng gì từ đề án giao ACV quản lý, sử dụng và khai thác khu bay?

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trình Thủ tướng phê duyệt Đề án Giao quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý theo phương thức không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó, ACV được giao:

- Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý theo hình thức không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đến hết 31/12/2025.

- Thực hiện đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.

- Kinh phí bảo trì, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do ACV chịu trách nhiệm thực hiện bằng nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.

VDSC Research nhận định khi đề án trên chính thức được phê duyệt, ACV sẽ được quyền chủ động hơn trong việc phân bổ nguồn thu cất hạ cánh để triển khai đầu tư, bảo trì, nâng cấp các tài sản khu bay khi vướng mắc pháp lý về quyền đầu tư nhiều khả năng được gỡ bỏ khi áp dụng Điều 99 của Luật quản lý sử dụng tài sản công.

Theo đó, kinh phí sửa chữa, bảo trì tài sản do doanh nghiệp (trong trường hợp này là ACV) bảo đảm. Trong khi trước đây, nguồn vốn đầu tư cho tài sản kết cấu hạ tầng hàng không thuộc khu bay về cơ bản là tài sản của Nhà nước, là vốn ngân sách và ACV không được phê duyệt quyền đầu tư vào các dự án này.

Về hạch toán kế toán, VDSC Research nhận định sẽ không có nhiều điểm khác biệt so với chính sách kế toán hiện tại khi tài sản khu bay sẽ tiếp tục được theo dõi ngoại bảng. Tuy nhiên, ACV có thể được ghi nhận một phần lợi nhuận nhỏ từ phí quản lý, khai thác các tài sản khu bay, sau khi phần lớn số tiền thu được từ khai thác tài sản công này được nộp vào ngân sách Nhà nước.

VDSC Research kỳ vọng đề án này (nếu được phê duyệt) sẽ là điều kiện cần để ACV gỡ bỏ vấn đề cần nhấn mạnh trong Báo cáo tài chính và sẽ là bước đệm để ACV tiến gần hơn tới kế hoạch niêm yết trên sàn HOSE.

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   TCH vượt kế hoạch doanh thu năm sau 6 tháng, sẽ tăng tỷ lệ cổ tức lên 20% (09/10/2020)

>   VDSC Research: Ngành ô tô hồi phục nhờ hỗ trợ từ Chính phủ (09/10/2020)

>   CTI: Nghị quyết HĐQT về việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp (09/10/2020)

>   SAM: Nghị quyết HĐQT về việc góp vốn thành lập Công ty con (09/10/2020)

>   C47: Thông báo ngày ĐKCC tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2020 (09/10/2020)

>   SHE: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (09/10/2020)

>   SED: Giải trình chênh lệch BCTC bán niên 2020 (09/10/2020)

>   PSE: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (09/10/2020)

>   BPC: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (09/10/2020)

>   SAM và CTI bắt tay thành lập liên doanh (09/10/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật