Thứ Tư, 07/10/2020 10:00

VDSC: 'Lãi suất điều hành khó có dư địa để cắt giảm hơn nữa trong những tháng còn lại của năm 2020'

Theo đánh giá của CTCK Rồng Việt (VDSC), việc mở cửa trở lại nền kinh tế với các quốc gia khác cùng với bước cắt giảm lãi suất mới nhất được kỳ vọng sẽ hỗ trợ niềm tin kinh doanh và tăng trưởng tín dụng trong quý 4/2020. Mặt khác, với lạm phát bình quân 3.8% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm nay, lãi suất điều hành khó có dư địa để cắt giảm hơn nữa trong những tháng còn lại của năm nay.

Đại dịch kìm hãm tác động của EVFTA trong ngắn hạn

Một tháng sau khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu sang EU cho thấy hiệu quả tích cực từ thỏa thuận thương mại. Vào tháng 8 năm 2020, xuất khẩu sang 28 quốc gia trong khối EU đạt 3.8 tỷ đô la Mỹ so với mức trung bình 3.2 tỷ đô la Mỹ trong 7 tháng năm 2020 và 3.5 tỷ đô la Mỹ vào tháng 7 năm 2020.

Ngoài ra, có hơn 7,200 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) là EUR.1 được cấp với kim ngạch xuất khẩu trị giá 277 triệu USD (gần 7.3% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU vào tháng 8 năm 2020). Các mặt hàng chủ lực đã được cấp C/O bao gồm giày dép, thủy sản, nhựa, cà phê, dệt may, bao bì và rau quả.

Tuy nhiên, do đại dịch ảnh hưởng tiêu cực đến EU nên tác động tích cực từ EVFTA không tốt như mong đợi. Trong 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm 9.4% so với cùng kỳ. Mặc dù trước đó, theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), EVFTA dự kiến sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng gần 20.0% vào năm 2020.

Bộ KH & ĐT cũng kỳ vọng EVFTA sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu của một số ngành công nghiệp chủ chốt như da giày, dệt may, nông nghiệp và đồ gỗ.

VDSC cho rằng vẫn còn sớm để xem xét tác động của EVFTA đối với từng ngành. Tuy nhiên, VDSC nhận thấy một số tín hiệu tích cực đối với ngành nông nghiệp (thủy sản, gạo, rau quả, cà phê) và ngành công nghiệp điện tử trong khi các ngành khác như dệt may, da giày tiếp tục chịu áp lực do nhu cầu yếu trong bối cảnh đại dịch.

Theo một báo cáo phân tích mới nhất của Ngân hàng Thế giới (tháng 5 năm 2020), tác động trực tiếp của EVFTA đến GDP và thương mại lớn hơn so với các hiệp định FTA khác.

Cụ thể, GDP của Việt Nam có thể tăng tới 2.4% trong khuôn khổ EVFTA vào năm 2030. Tổng xuất khẩu có thể tăng 12.2% vào năm 2030 so với kịch bản khi EVFTA chưa được áp dụng. Tuy nhiên, những ước tính này thận trọng hơn so với đánh giá của Bộ KH & ĐT, dự kiến EVFTA sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lên 44.4% vào năm 2030 và tăng GDP lên 2.2-3.3% trong giai đoạn 2020-2025, tiếp theo là 4.6-5.3% trong năm 2025 -2030.

VDSC cho rằng tác động của EVFTA đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc vào triển vọng phục hồi của nền kinh tế EU. Sau khi nới lỏng các lệnh phong tỏa, nền kinh tế EU đã dần phục hồi.

Tuy nhiên, sự phục hồi có thể chậm theo hình chữ U hơn là triển vọng phục hồi nhanh theo hình chữ V. Theo dự báo mới nhất của Ủy ban châu Âu (tháng 7 năm 2020), nền kinh tế EU được dự báo sẽ giảm 8.3% vào năm 2020 và tăng trưởng 5.8% vào năm 2021.

Do đó, trong ngắn hạn và trung hạn, tác động tích cực của EVFTA đối với nền kinh tế Việt Nam có thể bị cản trở bởi đại dịch. Tuy nhiên, VDSC vẫn tin rằng những lợi ích mà EVFTA sẽ mang lại cho Việt Nam là đáng kể trong dài hạn.

Kỳ vọng không có đợt cắt giảm lãi suất nào nữa trong những tháng còn lại

Về mặt chính sách tiền tệ, NHNN vừa công bố về việc cắt giảm thêm 50 điểm phần trăm lãi suất vào ngày 30/09/2020, lãi suất tái cấp vốn từ 4.5%/năm xuống 4.0%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 3.0%/năm xuống 2.5%/năm, lãi suất thanh toán qua đêm liên ngân hàng và thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng thương mại và NHNN từ 5.5%/năm xuống 5.0%/năm.

Đồng thời, NHNN cũng giảm lãi suất cho vay tiền đồng đối với lĩnh vực ưu tiên từ 5.0%/năm xuống 4.5%/năm.

Đây là lần cắt giảm thứ ba trong năm 2020 và diễn ra ngay sau khi công bố mức tăng trưởng tín dụng chậm là 5.1% tính đến ngày 22/09/2020 (so với 8.5% cùng kỳ năm ngoái).

Với việc mở cửa trở lại nền kinh tế với các quốc gia khác, bước cắt giảm lãi suất mới nhất được kỳ vọng sẽ hỗ trợ niềm tin kinh doanh và tăng trưởng tín dụng trong quý 4/2020. Mặt khác, với lạm phát bình quân 3.8% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm nay, lãi suất điều hành khó có dư địa để cắt giảm hơn nữa. Do đó, VDSC kỳ vọng sẽ không có đợt cắt giảm chính sách nào nữa trong những tháng còn lại của năm nay.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Sacombank đạt giải thưởng doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN  (05/10/2020)

>   Cổ phiếu NAB sẽ giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 13,500 đồng/cp (05/10/2020)

>   Vô hiệu hóa tài khoản ngân hàng không hoạt động trong 90 ngày? (05/10/2020)

>   OCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 11,000 tỷ đồng (05/10/2020)

>   'Tăng trưởng tín dụng 2020 trên 9% là khả thi' (05/10/2020)

>   Người gửi tiền làm gì khi lãi suất giảm (05/10/2020)

>   Lãi vay 0% có khả thi? (05/10/2020)

>   Bỗng dưng mắc nợ dù không vay tiền, Ngân hàng Nhà nước nói gì? (03/10/2020)

>   VietinBank huy động hơn 9,450 tỷ đồng trái phiếu trong 10 tháng đầu năm (03/10/2020)

>   Gian nan đòi tiền bị 'bốc hơi' khỏi tài khoản (03/10/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật