Thứ Tư, 21/10/2020 11:51

VCI báo lãi sau thuế 95.5 tỷ đồng trong quý 3, giảm gần 37%

CTCP Chứng khoán Bản Việt (HOSE: VCI) ghi nhận kết quả kinh doanh đi xuống trong quý 3/2020. Theo Công ty, nguyên nhân chính đến từ việc sụt giảm trong hoạt động cho vay ký quỹ (margin) của Công ty.

Quý 3/2020, VCI ghi nhận lãi sau thuế của Công ty giảm gần 37% so với cùng kỳ về còn 95.5 tỷ đồng.

Hầu hết các mảng hoạt động của Công ty trong quý đều không đem đến kết quả tăng trưởng so với cùng kỳ. Doanh thu môi giới của Công ty giảm 11% so với cùng kỳ về gần 123 tỷ đồng. Thu từ tự doanh cũng đi xuống khi giảm khoảng 23.7%, ở mức gần 57 tỷ đồng.

Mảng giảm mạnh nhất của Công ty trong quý 3 là hoạt động cho vay margin. VCI cho biết, doanh thu quý 3 giảm so với cùng kỳ chủ yếu là do dư nợ bình quân cho vay margin giảm mạnh, bên cạnh đó Công ty áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay giao dịch margin nhằm hỗ trợ khách hàng trong thời kỳ dịch Covid dẫn tới doanh thu cho vay margin giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng giảm 35 tỷ đồng.

Mặt khác, chi phí hoạt động của VCI tăng 12% so với cùng kỳ chủ yếu do chi phí môi giới và khoản lỗ từ tài sản tài chính đánh giá thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả kinh doanh quý 3/2020 của VCI
Nguồn: BCTC quý 3/2020 của VCI

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của Công ty ghi nhận 1,065.7 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế 9 tháng đầu năm giảm 15%, ở mức 419 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/09/2020, tổng tài sản của Công ty đạt gần 6,748 tỷ đồng, giảm gần 7% so với đầu năm. Khoản mục tài sản tài chính FVTPL của Công ty ở mức 557.6 tỷ đồng, giảm gần 30% so với đầu năm. Một số khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục của Công ty gồm KDH, SCR, TRA. Trong đó, KDH đang ghi lãi tại thời điểm 30/09. Mặt khác, Công ty ghi nhận lỗ với SCRTRA tại thời điểm này.

Danh mục tài sản FVTPL của VCI tại thời điểm 30/09/2020

Cơ cấu tài sản của VCI chủ yếu nằm ở các khoản ngắn hạn. Trong đó, tài sản ngắn hạn của Công ty chủ yếu nằm ở tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) và các khoản cho vay, lần lượt ghi nhận hơn 2,202 tỷ đồng và 3,010.2 tỷ đồng.

Ở khoản mục tài sản AFS, Công ty ghi lãi lớn đối với MWG, VPB song ghi lỗ với DIG, POWTCB. Ngoài ra, các chứng khoán AFS niêm yết khác được đánh giá tăng tới hơn 110 tỷ đồng ở thời điểm này.

Danh mục tài sản AFS của VCI tại thời điểm 30/09/2020
Nguồn: BCTC quý 3/2020 của VCI

Đáng chú ý, tự doanh VCI giảm mạnh tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng so với thời điểm đầu năm, giảm tỷ trọng TCB từ 283 tỷ còn 15 tỷ, VPB từ 148 tỷ còn 18 tỷ, MBB từ 22.6 tỷ còn 2.6 tỷ, ngoài ra, bán toàn bộ hơn 70 tỷ MSNMML.

Yến Chi

FILI

Các tin tức khác

>   Ngành may gặp khó, lãi ròng quý 3 của STK giảm 61% (21/10/2020)

>   DTP: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (21/10/2020)

>   Lãi ròng quý 3 của LDG ‘bay hơi’ 93% (21/10/2020)

>   CSI: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (21/10/2020)

>   CMX báo lãi quý 3 giảm 32% do tăng chi phí phòng chống dịch (21/10/2020)

>   BSA: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (21/10/2020)

>   Tăng thu ngoài lãi, lợi nhuận trước thuế 9 tháng SeABank tăng 66%  (21/10/2020)

>   E29: Báo cáo tài chính Quý 3/2020 (21/10/2020)

>   BWS: Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty (21/10/2020)

>   CNC: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (21/10/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật