Thứ Hai, 26/10/2020 08:43

Tập đoàn, tổng công ty nhà nước nợ nước ngoài 341.591 tỷ đồng

Chính phủ đã có báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp gửi lên Quốc hội.

EVN là doanh nghiệp nhà nước có số nợ lớn nhất tính đến cuối năm 2019.

CÒN 12 DOANH NGHIỆP LỖ LUỸ KẾ 7.448 TỶ ĐỒNG

Theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn năm 2019, tổng công ty tổng doanh thu đạt 1.519.646 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2018. Báo cáo của công ty mẹ, tổng doanh thu đạt 960.434 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2018.

Lãi phát sinh trước thuế đạt 147.519 tỷ đồng, giảm 3% so với thực hiện năm 2018. Các tập đoàn, tổng công ty có lãi phát sinh trước thuế đạt cao trên 5.000 tỷ đồng vẫn chủ yếu ở những doanh nghiệp có quy mô lớn.

Tuy vậy, tính đến cuối năm 2019, báo cáo của 12 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ luỹ kế 7.448,749 tỷ đồng và 6 công ty mẹ còn lỗ lũy kế là 2.819,607 tỷ đồng .

Số liệu báo cáo hợp nhất về tổng tài sản của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con (76 doanh nghiệp) là 2.738.532 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2018. Trong cơ cấu về tài sản, tỷ trọng tài sản cố định chiếm bình quân là 37%. 

Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn theo số liệu báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty là 421.912 tỷ đồng, tăng 18% so với thực hiện năm 2018. Trong đó, công ty mẹ là 337.245 tỷ đồng, tăng 19% so với thực hiện năm 2018.

Đầu tư tài chính dài hạn theo số liệu báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty là 130.546 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2018. Trong đó, công ty mẹ là 477.122 tỷ đồng, tương đương với thực hiện năm 2018 và chủ yếu thực hiện đầu tư vào các công ty con với giá trị là 423.367 tỷ đồng, chiếm 89% các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty mẹ. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn/tổng tài sản theo số liệu báo cáo của công ty mẹ là 25%.

Các Công ty mẹ đã thực hiện trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn với giá trị là 26.734 tỷ đồng để bù đắp tổn thất vốn đầu tư theo quy định. 

Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty có tổng các khoản phải thu là 360.982 tỷ đồng, tăng 11% so với thực hiện năm 2018. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 18.251 tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2018, chiếm 5% tổng số nợ phải thu.

Hệ số vòng quay các khoản phải thu của công ty mẹ năm 2019 là 2,37 lần. Điều này cho thấy, hầu hết các Công ty mẹ có tốc độ thu hồi công nợ của khách hàng đủ để đảm bảo dòng tiền luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo số liệu báo cáo hợp nhất là 18.018 tỷ đồng. 

Báo cáo của Chính phủ cho hay, một số công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản ở mức cao (trên 50%) như: Công ty mẹ - Tổng công ty Thái Sơn (nợ phải thu 2.746 tỷ đồng, chiếm 71%); Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô (nợ phải thu 1.699 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản) Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không ACC (nợ phải thu 742 tỷ đồng, chiếm 59% tổng tài sản); Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (nợ phải thu là 11.204 tỷ đồng, chiếm 58% tổng tài sản); Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (nợ phải thu 2.126 tỷ đồng, bằng 57% tổng tài sản); Công ty mẹ - Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (nợ phải thu 524 tỷ đồng, bằng 53% tổng tài sản). 

Tổng số hàng tồn kho là 148.472 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2018, chiếm 5%/tổng tài sản. Năm 2019, các tập đoàn, tổng công ty đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tạo nguồn tài chính nhằm bù đắp tổn thất trong trường hợp giá hàng hóa giảm, bảo toàn vốn với số tiền là 2.027 tỷ đồng.

NỢ PHẢI TRẢ CỦA TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY LÀ 1.448.622 TỶ

Theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là 1.448.622 tỷ đồng, tương đương với thực hiện năm 2018, chiếm 53% tổng nguồn vốn của các tập đoàn, tổng công ty. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2019 là 1,14 lần (công ty mẹ là 0,74 lần); có 15 Công ty mẹ có tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. 

Trong đó, nợ vay (vay ngắn hạn và dài hạn) từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trong nước của các tập đoàn, tổng công ty là 429.153 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2018. 

Một số công ty mẹ thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, lũy kế giá trị trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành tính đến 31/12/2019 của các Công ty mẹ là 2.696 tỷ đồng, bao gồm công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản phát hành 2.000 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị phát hành 447 tỷ đồng; Công ty mẹ -Tổng công ty Đông Bắc phát hành 249 tỷ đồng.

Báo cáo hợp nhất, nợ vay nước ngoài của các tập đoàn, tổng công ty là 341.591 tỷ đồng (vay ngắn hạn là 5.694 tỷ đồng; vay dài hạn là 335.897 tỷ đồng), giảm 18% so với thực hiện năm 2018. Trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ là 156.390 tỷ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 146.243 tỷ đồng, vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả là 20.783 tỷ đồng…

Theo báo cáo của các công ty mẹ, nợ vay nước ngoài là 251.311 tỷ đồng, giảm 7% so với thực hiện năm 2018. Bao gồm, công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực là 206.386 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí quốc gia là 27.082 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp Than khoán sản là 12.409 tỷ đồng; Công ty mẹ - Công ty TNHH MTV Đầu tư tài chính nhà nước Tp. HCM là 2.219 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Giấy là 2.182 tỷ đồng, Công ty mẹ - Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn là 1.033 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải là 0,115 tỷ đồng.

Báo cáo hợp nhất, hệ số nợ tổng quát (tổng nợ phải trả/tổng nguồn vốn) bình quân năm 2019 là 0,53 lần. Tỷ số này càng thấp thì doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao.

Báo cáo của Công ty mẹ, tổng nợ phải trả là 811.054 tỷ đồng, tương đương với thực hiện năm 2018. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2019 là 0,73 lần. 

Báo cáo đánh giá, các chỉ tiêu hệ số nợ tổng quát <1,  Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu bình quân < 3 lần. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty mẹ đều >1. Điều đó cho thấy, hầu hết các Công ty mẹ đều đảm bảo cân đối giữa tổng nợ phải trả với tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, đảm bảo đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tổng tài sản. Tuy nhiên, chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời <1 cho thấy hạn chế về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. 

Bạch Huệ

VnEconomy


Các tin tức khác

>   Vốn đầu tư phát triển đã giải ngân đạt 269.000 tỉ đồng (24/10/2020)

>   Netflix: 'Chưa có kế hoạch mở văn phòng đại diện tại Việt Nam' (23/10/2020)

>   Những ai được khai thuế theo quý? (23/10/2020)

>   Cấp thiết kế hoạch tín dụng hậu Covid-19 (23/10/2020)

>   Doanh nghiệp sẽ phải ngừng sử dụng hóa đơn giấy từ 01/07/2022 (23/10/2020)

>   Ngân sách Nhà nước 2021: Chính phủ dự kiến thâm hụt hơn 340.000 tỷ đồng (22/10/2020)

>   Trốn thuế sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 lần số thuế trốn (22/10/2020)

>   Kiến nghị đưa hình thức cho thuê nhà Airbnb vào Luật để thu thuế (22/10/2020)

>   Ngân sách khó khăn, chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở năm 2021 (21/10/2020)

>   Sẽ truy thu thuế với Netflix tại Việt Nam (21/10/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật