Thứ Sáu, 16/10/2020 15:30

Dịch vụ 

Hãy ngưng phơi mình trong bão

Mưa - bão - lũ dồn dập. Khúc ruột miền Trung tang thương. Mới đây, vụ sạt lở kinh hoàng tại thủy điện Rào Trăng 3 đã khiến hàng chục người gặp nạn, mất tích. Nỗi đau này về lâu dài vẫn chưa thể nguôi ngoai.

Từ đầu năm 2020 đến nay, nước ta phải đối mặt 16 loại hình thiên tai, 186 trận giông, lốc, mưa lớn, mưa đá đặc biệt bất thường trên 43 tỉnh, thành phố, kéo dài và trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Thiên tai đã làm 47 người thiệt mạng, thiệt hại gần 3,400 tỷ đồng.

Như một vòng nhân quả khép kín, những cơn giận dữ của thiên nhiên là cách đáp trả thái độ ứng xử của con người với môi trường sinh thái. Và sau cơn bão lũ ở miền Trung là nghìn tỷ thiệt hại sẽ còn tăng thêm những con số bất an.

Những cơn giận dữ của thiên nhiên không còn là viễn tưởng

Nắng mưa là chuyện của Trời?

Trời mưa bão. Trời nắng gắt. Trời gây hạn hán.

Tại sao thiên tai dồn dập với mức độ ngày càng hung hăng ?

Vậy, có hay không mối liên hệ nào không với phong trào làm thủy điện tràn lan, nạn phá rừng và khai thác vô độ tài nguyên thiên nhiên cũng như năng lực dự báo thời tiết còn hạn chế, như là một thứ nhân tai?!

Chắc hẳn là có! Và thực tế cho thấy thiên tai và nhân tai đã gây ra hậu quả ngày càng cực đoan.

Hàng loạt công trình thuỷ điện được triển khai không hẳn chỉ vì thành tích nhiệm kỳ hay thuần tuý vì lợi ích quốc gia.

Khốc liệt hơn là nạn “khoáng tặc”, hợp thức hóa tận khai khoáng (than đá) phục vụ cho nhiệt điện đang hừng hực nóng cho môi trường.

Những cánh rừng “vẫn ngã”

Rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đầu nguồn, đâu có rừng là ở đó có “lâm tặc”. Khi mất rừng, đồi núi trơ trụi thì hạn hán về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa là tất yếu, ai cũng có thể thấy trước.

Số liệu từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2020, cả nước đã phát hiện 3.252 vụ vi phạm các quy định của Luật Lâm nghiệp, giảm 360 vụ, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng bị thiệt hại 252 ha. Tổng số vụ vi phạm được xử lý trong 4 tháng là 2,385 vụ, trong đó xử phạt hành chính 2,306 vụ, xử lý hình sự 79 vụ; tịch thu 4,079 m3 gỗ; thu nộp ngân sách 25.3 tỷ đồng.

Mất rừng đã rõ! Ngoài sự nỗ lực chung của các lực lượng hữu trách, ở đâu đó cũng phải kể đến sự bất lực đến khó tin của lực lượng giữ rừng. Cả một khối tài sản công khổng lồ về cả giá trị kinh tế lẫn sinh thái, mỗi khi kiểm kê lại giảm sút thêm nhiều phần mà lạ là ít ai chịu trách nhiệm?!

Sau cơn lũ dữ là tan tác cảnh đời

Mỗi năm, nước ta xảy ra khoảng 10-15 trận lũ quét ở vùng núi phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Do thời tiết cực đoan, mưa lớn, mưa kéo dài là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá và đương nhiên cả con người và tài sản nơi nó đi qua.

Khi ta trách ông trời, trách tự nhiên một, hãy trách con người mười. Bởi chính chúng ta đã lấy đi màu xanh của rừng, làm cho hàng ngàn cánh rừng phải “rỉ máu”, cướp đi không gian sinh tồn của bao nhiêu muông thú. Để rồi hôm nay, những cơn cuồng nộ không còn là lời cảnh báo của “mẹ thiên nhiên” nữa. Thiên tai hòa vào nhân tai “đánh úp” con người thường trực hơn, chứ không đơn thuần theo mùa nữa.

Không thể phát triển bằng mọi giá, đánh đổi thiên nhiên lấy phát triển, vì đó là phát triển không bền vững. Nhận thức này phải được quán triệt từ khâu hoạch định chính sách, pháp luật đến các biện pháp bảo đảm thực thi trong thực tế.

Nơi hòa quyện tình yêu giữa con người và thiên nhiên

Tương phản với những mất mát màu xanh của đó đây trên dãi đất hình chữ S là sự phù trú đến ngỡ ngàng ở vương quốc Tràm Việt Nam. Trên  vùng đất nhiễm phèn nặng, vào những năm 1980, An Giang đã trồng thử nghiệm giống tràm Úc nhằm phủ xanh hoang hóa. Qua nhiều năm, từ những diện tích ít ỏi ban đầu, giờ đây đã là khu rừng tràm nguyên sinh cực kỳ tươi tốt.

Năm 2017, theo chủ trương xã hội hóa ngành du lịch, UBND tỉnh An Giang đã chấp thuận cho CTCP Du lịch An Giang thuê làm du lịch, Trà Sư đã có “cú thoát xác” thật kỳ diệu. Các loài chim trời - cá nước nườm nượp hội tụ về, thảm thực vật không ngừng sinh trưởng mát mướt qua từng ngày.

Độ giàu có và vẻ đẹp bình yên của Rừng Tràm Trà Sư đã lập được những kỷ lục vô đối để xác lập danh hiệu “Rừng Tràm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam” với những công trình ấn tượng như: Cầu tre trong rừng dài nhất Việt Nam, cầu kiều mang phong cách hoàng gia đẹp nhất.

Những cái nhất ấy đã chạm khắc vào thành ngữ “Vạn sự tại nhân - thành sự tại thiên” đúng cả về ngữ - nghĩa khi “xê dịch” đến thiên đường xanh ngập nước phía Tây Nam.

Vẻ đẹp bình yên và giàu có của Rừng Tràm Trà Sư

Cũng nơi xa xôi ấy, đại công trình điện mặt trời như những đóa hoa hướng dương khổng lồ trên dãy Thất Sơn kiêu hùng tựa như tấm khiên chắn thiên tai. Một công đôi chuyện, thu phục nắng chuyển hóa thành dòng điện sáng lung linh xua bóng đêm lạc hậu, nhà đầu tư vĩ đại ấy còn từng bước kiến tạo trở thành khu du lịch khám phá - dã ngoại độc đáo.

Không hủy hoại môi trường, không phí phạm tài nguyên, nâng niu kho báu thiên nhiên sạch vô tận mà không phải mất một xu nào để mua hoặc nhập khẩu như những loại năng lượng khác, Tập đoàn ấy đang định nghĩa lại trang trại pin năng lượng không đơn điệu, thô kệch mà đẹp hơn và hàm súc những thông điệp ý nghĩa to lớn hơn.

Một khoảng không gian thơ mộng của Khu du lịch Sao Mai Solar

Thiên nhiên có những lý lẽ riêng, hoạt động theo những quy luật vốn dĩ đã có từ thuở hồng hoang. Thay đổi tự nhiên quá ngưỡng chịu đựng, bỏ qua những quy luật ấy con người ắt hẳn sẽ phải gánh chịu sự đáp trả. Nhà nước hãy ủng hộ nhà đầu tư năng lượng sạch bằng chính sách giá điện thương mại phù hợp, nếu có cao thì vẫn còn rất rẻ so với những thiệt hại khủng khiếp do thiên tai.

FILI

Các tin tức khác

>   Mảng gỗ của Phú Tài lãi gần 152 tỷ sau 9 tháng, tăng 73% (16/10/2020)

>   L61: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020 (16/10/2020)

>   HEV: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (16/10/2020)

>   HLY: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (16/10/2020)

>   DPC: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (16/10/2020)

>   LLM: Nghị quyết Hội đồng quản trị (16/10/2020)

>   KGM: Chọn Công ty TNHH KPMG thực hiện kiểm toán các Báo cáo tài chính năm 2020 cho Công ty CP XNK Kiên Giang (16/10/2020)

>   HND: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (16/10/2020)

>   DSG: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (16/10/2020)

>   DSG: Báo cáo tài chính quý 3/2020 (công ty mẹ) (16/10/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật