Thứ Ba, 13/10/2020 06:46

Dầu giảm mạnh xuống thấp nhất trong 1 tuần

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh vào ngày thứ Hai (12/10) xuống mức thấp nhất trong 1 tuần, với việc sản lượng dầu ở Libya, Na Uy và khu vực Vịnh Mexico dự kiến được phục hồi, MarketWatch đưa tin.

Libya đã dỡ bỏ tình trạng bất khả kháng ở mỏ dầu lớn nhất đất nước, các nhà sản xuất bắt đầu khôi phục sản lượng ở Vịnh Mexico sau cơn bão Delta, và sản lượng dầu thô ở Na Uy cũng có vẻ phục hồi sau khi cuộc đình công của công nhân khai thác dầu kết thúc.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11 trên sàn Nymex mất 1.17 USD (tương đương 2.9%) còn 39.43 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 12 trên sàn Luân Đôn lùi 1.13 USD (tương đương 2.6%) xuống 41.72 USD/thùng.

Cả hợp đồng dầu WTI và dầu Brent đều khép phiên tại mức thấp nhất kể từ ngày 05/10/2020, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.

Bão Delta đổ bộ Louisiana với cường độ mạnh cấp 2 và sức gió trên 100 dặm/giờ vào ngày thứ Sáu tuần trước (09/10). Tính đến ngày thứ Hai, Cục An toàn và Thực thi Môi trường (BSEE) dự kiến 69.4% sản lượng dầu trong khu vực và 47.1% sản lượng khí thiên nhiên bị mất do ảnh hưởng của cơn bão. Đây là một sự cải thiện to lớn so với hôm Chủ nhật (11/10), khi 91.01% sản lượng dầu và 62.15% sản lượng khí thiên nhiên bị mất.

Trong khi đó, các nhà sản xuất và công nhân ngành dầu mỏ ở Na Uy đã đạt được một thỏa thuận tiền lương vào ngày thứ Sáu (09/10), chấm dứt cuộc đình công đã khiến sản lượng dầu ở Biển Bắc bị giảm hơn 300,000 thùng/ngày và đe dọa sẽ gây sức ép thêm cho sản lượng trong tuần này.

Công ty dầu khí quốc gia Libya (NOC) đã dỡ bỏ tình trạng bất khả kháng ở Sharara, mỏ dầu lớn nhất đất nước, sau khi một chỉ huy quân đội dỡ bỏ lệnh phong tỏa đã kéo dài nhiều tháng. NOC không tiết lộ mức sản lượng hiện tại ở Sharara, nơi có công suất vào khoảng 300,000 thùng/ngày, dữ liệu từ Platts cho thấy.

Bloomberg đưa tin mỏ dầu này ban đầu sẽ bơm thêm 40,000 thùng/ngày, và đạt công suất gần 300,000 thùng/ngày vào tuần tới. Điều đó làm tăng gần gấp đôi sản lượng của Libya và làm phức tạp thêm những nỗ lực của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi chung là OPEC+, nhằm quản lý nguồn cung dầu khi nhu cầu bị hạn chế bởi đại dịch Covid-19.

An Trần

FILI

Các tin tức khác

>   Xăng dầu đồng loạt tăng giá từ 15h ngày 12/10 (12/10/2020)

>   Giá xăng có thể tăng nhẹ ngày mai (11/10/2020)

>   Đổ xô đầu tư điện gió ở Gia Lai (11/10/2020)

>   Dầu vẫn vọt hơn 9% tuần qua bất chấp đà suy giảm trong phiên (10/10/2020)

>   Dầu khởi sắc, vọt hơn 3% khi bão Delta làm giảm 90% sản lượng khu vực Gulf Coast (09/10/2020)

>   Khi Venezuela không còn là cường quốc dầu mỏ (08/10/2020)

>   Dầu giảm gần 2% (08/10/2020)

>   Dầu tăng 2 phiên liên tiếp trước khả năng gián đoạn nguồn cung (07/10/2020)

>   Dầu vọt hơn 5% trước sự lạc quan về sức khỏe của Tổng thống Mỹ Donald Trump (06/10/2020)

>   Dầu sụt hơn 4% sau tin ông Trump nhiễm Covid-19 (03/10/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật