Thứ Ba, 06/10/2020 08:10

5 năm tới, vốn công sẽ tập trung vào đâu?

Theo Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, đầu tư công giai đoạn hiện nay đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng mà giai đoạn 2011 - 2015 cũng như nhiều nhiệm kỳ gần đây không làm được.

Tuy nhiên, giai đoạn này cũng gặp một số trục trặc, bao gồm vốn ngân sách T.Ư bố trí cho đầu tư công hụt 152.000 tỉ đồng (so với kế hoạch là 2 triệu tỉ đồng), và nổi bật nhất là giải ngân chậm.

Theo báo cáo cuối tháng 9 của Bộ KH-ĐT, trong tổng số 11.100 dự án của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách T.Ư giai đoạn 2016 - 2020, đến cuối 2019 chỉ có 7.354 dự án hoàn thành, bằng 67,9%. Việc giải ngân chậm hầu như kéo dài trong suốt nhiệm kỳ, giai đoạn đầu là do “lúng túng” trong việc thực hiện luật Đầu tư công mới (quy định của luật này vênh với các luật về ngân sách nhà nước, môi trường...). Các vướng mắc này sau đó đã được sửa đổi.

Chỉ ra việc vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn này được bố trí thiếu 152.000 tỉ, nhưng vẫn không giải ngân hết, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển nói: “Tôi rất băn khoăn, khi Quốc hội nới thêm ODA 60.000 tỉ nữa, nhưng các bộ, ngành tiêu không hết, thậm chí có nhiều bộ, ngành trả lại. Thế là thế nào?”. Ông Hiển cho rằng vấn đề là ở việc tổ chức thực hiện, nhưng quả bóng trách nhiệm được “đá đi, đá lại”.

Với tình hình trên, Bộ KH-ĐT mới đây đã dự thảo kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm tới. Về mục tiêu chung, Bộ KH-ĐT nêu quan điểm tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công theo hướng giảm đầu tư công trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công tư, giữ vững vai trò chủ đạo của ngân sách T.Ư.

Dự kiến, tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 2,75 triệu tỉ đồng (cao hơn giai đoạn này 750.000 tỉ đồng), gồm ngân sách T.Ư 1,38 triệu tỉ đồng và ngân sách địa phương 1,37 triệu tỉ đồng.

Vốn công sẽ được tập trung bố trí đủ cho các dự án trọng điểm, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, gồm: cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành; các công trình giao thông trọng yếu theo quy hoạch, nhất là tuyến vành đai đô thị lớn; nâng cấp sân bay; cảng biển; chuẩn bị để triển khai một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt vùng; đường ven biển; kết nối đồng bộ hệ thống giao thông. Ngoài ra, các dự án nguồn và lưới điện; hạ tầng công nghệ thông tin; trung tâm dữ liệu quốc gia; công trình thủy lợi; hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là ở ĐBSCL; các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP.HCM; xây dựng và hình thành trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia... sẽ là các ưu tiên chính của giai đoạn tới.

Phó chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu Bộ KH-ĐT phải chuẩn bị tốt kế hoạch đầu tư công để Quốc hội khóa 14 cho ý kiến lần đầu, Chính phủ tiếp thu, hoàn chỉnh rồi Quốc hội khóa 15 sẽ quyết định.

Vũ Hân

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Đầu tư công: 'Ứ đọng' trăm nghìn tỷ chưa tiêu được (02/10/2020)

>   Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (28/09/2020)

>   Chính phủ quyết định giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2020 (28/09/2020)

>   Cần gia hạn thêm thời gian nộp thuế (26/09/2020)

>   Ngân sách nhiều địa phương phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI (25/09/2020)

>   Cục Thuế Hà Tĩnh bác bỏ tin Formosa bị truy thu thuế 1.200 tỷ đồng (24/09/2020)

>   Formosa Hà Tĩnh bị truy thu thuế hơn 1.200 tỉ đồng (24/09/2020)

>   Gói 16.000 tỷ đồng với lãi suất 0% chưa được giải ngân (22/09/2020)

>   Giảm nghĩa vụ nợ dự phòng để tránh gây áp lực lên nợ công (19/09/2020)

>   Giải ngân vốn đầu tư công: Truy trách nhiệm khi có tiền nhưng tiêu không hết (19/09/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật