Thứ Ba, 22/09/2020 08:13

Việt Nam điều tra chống bán phá giá với đường nhập khẩu từ Thái Lan

Ngày 21/9/2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan trên cơ sở Hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước.

* Ngành mía đường đang chịu 'cú đấm kép' từ dịch Covid-19 và ATIGA

Bộ Công Thương vừa khởi xướng cuộc điều tra chống phá giá với mía đường từ Thái Lan - mặt hàng có lượng nhập tăng gấp 6 lần cùng kỳ.

Thực hiện cam kết của Việt Nam trong ASEAN liên quan tới việc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường cho các nước ASEAN kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2020.

Trong 8 tháng qua, lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng đột biến, đạt gần 950,000 tấn, tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu, đạt gần 860,000 tấn (so với cùng kỳ năm 2019 là 145,000 tấn và cả năm 2019 là 300,000 tấn).

Theo đại diện ngành sản xuất trong nước, lượng nhập khẩu gia tăng đột biến là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho ngành mía đường trong nước.

Sản lượng đường mía trong nước niên vụ 2019/2020 ước tính chưa tới 800 nghìn tấn, sụt giảm so với 1.2 triệu tấn của niên vụ 2018/2019.

Bên cạnh đó, ngành sản xuất trong nước cũng đã cung cấp các thông tin, bằng chứng cho thấy sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đang bị bán phá giá vào Việt Nam và Chính phủ Thái Lan đã và đang duy trì một số chính sách trợ cấp cho hoạt động trồng mía của người nông dân và ngành sản xuất mía đường.

Bộ Công Thương sẽ thực hiện điều tra theo đúng quy định của pháp luật để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước trước các hành vi phản cạnh tranh tới từ bên ngoài. Các trình tự, thủ tục tiếp theo sẽ được thực hiện theo Thông báo đính kèm Quyết định số 2466/QĐ-BCT.

Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương có thể áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời.

Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng có thể bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước./.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Mở đường bay đến Thái Lan (21/09/2020)

>   Đối tác của Apple, Microsoft sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam (21/09/2020)

>   Mỗi tuần có 9 chuyến bay quốc tế hạ cánh tại Hà Nội, TP.HCM (21/09/2020)

>   Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thu hàng tỷ USD tại Mỹ (21/09/2020)

>   Ngành mía đường đang chịu 'cú đấm kép' từ dịch Covid-19 và ATIGA (21/09/2020)

>   Xuất khẩu chạy nước rút về đích (21/09/2020)

>   Khởi động 'Du lịch hấp dẫn, an toàn' (21/09/2020)

>   Bỗng dưng thành giám đốc công ty... 'ma' (21/09/2020)

>   Gần cả tỉ chiếc khẩu trang Việt Nam đã được xuất ngoại (20/09/2020)

>   Cảnh báo rao bán dự án ‘ma’ trên đất vàng quận 10 (20/09/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật